26/02/2019 15:30 GMT+7

Tây Ban Nha là quốc gia khỏe mạnh nhất thế giới

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Báo cáo Bloomberg Healthiest Country Index 2019 (chỉ số quốc gia khỏe mạnh nhất) xếp hạng tổng cộng 169 nền kinh tế dựa trên nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe nói chung của người dân.

Tây Ban Nha là quốc gia khỏe mạnh nhất thế giới - Ảnh 1.

Thực phẩm là một yếu tố quyết định sức khỏe và tuổi thọ của con người - Ảnh: ST

Năm nay, Tây Ban Nha nhảy lên chiếm vị trí số 1 của Ý (thống kê trước đó là năm 2017). Bốn quốc gia châu Âu khác nằm trong top 10 gồm: Iceland (3), Thụy Sĩ (5), Thụy Điển (6) và Na Uy (9).

Nhật Bản là nước khỏe mạnh nhất châu Á, tăng ba bậc lên hạng 4, thay vị trí của Singapore. Đảo quốc sư tử lọt xuống hạng 8 nhưng vẫn còn khá cao. Úc và Israel giữ hai vị trí còn lại trong top 10 (hạng 7 và  10).

Bảng xếp hạng sức khỏe đánh giá các quốc gia dựa trên nhiều chỉ số, trong đó gồm tuổi thọ trung bình, và đồng thời trừ điểm về rủi ro, chẳng hạn thói quen hút thuốc lá, béo phì. Các chuyên gia cũng cân nhắc cả khả năng tiếp cận nước sạch, vấn đề vệ sinh...

Đến năm 2040, dân Tây Ban Nha được dự báo sẽ sống lâu nhất thế giới (gần 86 năm), tiếp theo là Nhật Bản, Singapore và Thụy Sĩ.

Tây Ban Nha là quốc gia khỏe mạnh nhất thế giới - Ảnh 2.

Top 10 quốc gia khỏe mạnh nhất (+Mỹ) theo thống kê của Bloomberg - Ảnh: Bloomberg/LHQ

Các nhà nghiên cứu nhận xét thói quen ăn uống có thể giải thích một phần tại sao người dân Tây Ban Nha và Ý có sức khỏe tốt.

Nhìn chung, chế độ ăn Địa Trung Hải - được bổ sung bằng dầu ôliu hoặc các loại hạt - giúp cư dân vùng này ít mắc phải các bệnh tim mạch, kể cả so với chế độ ăn giảm béo.

Trong khi đó, tại Bắc Mỹ, Canada (hạng 16) có cuộc sống tốt hơn hai láng giềng Mỹ và Mexico. Hai nước sau rớt xuống hạng 35 và 53 do ngày càng có nhiều người trở thành nạn nhân của ma túy và nạn tự sát.  

Cuba xếp trên Mỹ đến 5 bậc, đây là quốc gia duy nhất không thuộc hàng các nước giàu nhưng lại có thứ hạng cao như vậy. Thành công này có thể do chính sách ưu tiên phòng ngừa bệnh tật của Cuba, thay vì ở Mỹ người ta tập trung vào chẩn đoán và chữa trị hơn.

Hàn Quốc tăng 7 bậc lên hạng 17, còn Trung Quốc với 1,4 tỉ dân leo lên hạng 52. Tuổi thọ trung bình của dân Trung Quốc được dự báo có thể vượt qua Mỹ đến năm 2040, theo Viện Đánh giá sức khỏe Hoa Kỳ.

Các nền kinh tế khu vực Hạ Sahara chiếm đến 27/30 quốc gia yếu ớt nhất, ba nước còn lại là Haiti, Afghanistan và Yemen.

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tại một số nước đang có xu hướng gia tăng, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị ca bệnh COVID-19.

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM lo quá tải sau sáp nhập, có thể tăng cả chục triệu lượt khám

Sau khi Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM, dự báo lượt khám bệnh tại các bệnh viện tuyến cuối TP.HCM sẽ tăng gần chục triệu lượt, gây quá tải.

Bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM lo quá tải sau sáp nhập, có thể tăng cả chục triệu lượt khám
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar