23/06/2022 11:12 GMT+7

Tàu Pháp đi vòng quanh Trái đất không cần nhiên liệu đến TP.HCM

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Tàu hydrogen tự hành và không phát thải Energy Observer của Pháp đang dừng chân tại TP.HCM. Con tàu đặc biệt này thăm Việt Nam từ 18 đến 29-6 trên hành trình vòng quanh thế giới.

Tàu Pháp đi vòng quanh Trái đất không cần nhiên liệu đến TP.HCM - Ảnh 1.

Tàu Energy Observer đi vòng quanh Trái đất hơn 5 năm mà không cần đổ nhiên liệu - Ảnh: Energy Observer Production - Georges Conty

Energy Observer là tên của con tàu hydrogen đầu tiên tự hành và không phát thải, vừa là phương tiện vận động vừa là phòng thí nghiệm cho quá trình chuyển đổi sinh thái.

Con tàu đi vòng quanh thế giới trong bảy năm, dừng chân ở những thành phố mang tính biểu tượng, gặp gỡ nhiều người đã dành tâm huyết để tạo ra các giải pháp phát triển bền vững và tôn trọng hành tinh.

Tàu Pháp đi vòng quanh Trái đất không cần nhiên liệu đến TP.HCM - Ảnh 2.

Thuyền viên ngắm cảnh trên tàu khi neo đậu tại TP.HCM - Ảnh: Energy Observer Production - MDGVE

Khởi hành vào năm 2017 từ Saint-Malo, cảng quê hương của con tàu, Energy Observer đã đi hơn 50.000 hải lý, 72 lần dừng chân, trong đó có 16 lần tổ chức làng giáo dục lưu động, và đến thăm hơn 40 quốc gia.

Việt Nam là một trong những điểm dừng chân cuối trong chuyến du hành của Energy Observer ở Đông Nam Á.

Tàu Pháp đi vòng quanh Trái đất không cần nhiên liệu đến TP.HCM - Ảnh 3.

Tàu Energy Observer có chiều dài 30m và có chiều ngang 12m, tốc độ tối đa có thể lên đến 14 hải lý/h - Ảnh: Energy Observer Production - Georges Conty

Energy Observer là một phòng thí nghiệm chuyển đổi sinh thái được thiết kế để thúc đẩy công nghệ không phát thải.

Năng lượng hydro, mặt trời, gió, thủy triều đã được thử nghiệm và tối ưu hóa ở trên tàu, nhằm biến thành năng lượng sạch.

Tàu Pháp đi vòng quanh Trái đất không cần nhiên liệu đến TP.HCM - Ảnh 4.

Con tàu được trang bị hơn 200 tấm pin năng lượng mặt trời được thiết kế phía trên tàu - Ảnh: Energy Observer Production - Georges Conty

Theo kế hoạch, trong chuyến thăm Việt Nam, các thuyền viên trên tàu Energy Observer sẽ thảo luận những thách thức đối với tương lai nguồn năng lượng của Việt Nam thông qua các chủ đề: ô nhiễm và tái chế nhựa, khu dự trữ sinh quyển của UNESCO, turbine gió gần bờ, năng lượng carbon thấp và độ mặn của sông Mekong…

Tàu Pháp đi vòng quanh Trái đất không cần nhiên liệu đến TP.HCM - Ảnh 5.

Con tàu du hành qua nhiều quốc gia nhằm khảo sát toàn bộ những giải pháp có lợi cho quá trình chuyển đổi sinh thái và nâng cao nhận thức về vấn đề này - Ảnh: Energy Observer Production - Georges Conty

Lầu Năm Góc hợp tác với SpaceX phát triển 'tàu vũ trụ quân sự'

TTO - Công ty vũ trụ SpaceX của tỉ phú Elon Musk sẽ bắt đầu xây dựng "tàu vũ trụ quân sự" Starship theo kế hoạch mới của Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng Mỹ).

MINH KHÔI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Sau khi tiêu diệt tế bào người, Entamoeba histolytica 'đội lốt' các tế bào này để tránh bị hệ miễn dịch phát hiện. Nó đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar