23/04/2019 19:25 GMT+7

Tàu cá Việt Nam giả cả biển số tàu Malaysia đánh bắt cá trái phép

CHÍ TUỆ
CHÍ TUỆ

TTO - Tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm, xâm phạm vùng biển các nước để đánh bắt trái phép bằng các công cụ mang tính hủy diệt vẫn rất nhức nhối. Vi phạm báo động nhất ở vùng biển Indonesia, Malaysia và Campuchia... thậm chí làm giả cả biển số tàu.

Tàu cá Việt Nam giả cả biển số tàu Malaysia đánh bắt cá trái phép - Ảnh 1.

Hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo Thẻ vàng của EC về IUU diễn ra chiều ngày 23-4 - Ảnh: CHÍ TUỆ

Thông tin trên được thiếu tướng Bùi Trung Dũng - phó tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam - cho biết tại hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo Thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) diễn ra chiều 23-4.

Theo thiếu tướng Dũng, tình trạng vi phạm, xâm phạm vẫn diễn biến phức tạp. "Năm 2017, Indonesia 2 lần trao trả ngư dân đánh bắt vi phạm cho Cảnh sát biển Việt Nam, qua điều tra thì nhiều người khi vừa trao trả lần 1 thì lần 2 lại tái phạm. 

Còn ở Malaysia, ngư dân Việt Nam không những sang đánh bắt bất hợp pháp mà còn làm giả biển số tàu Malaysia, qua trao đổi lực lượng thực thi pháp luật của Malaysia thì việc làm giả này họ đều có cách để phát hiện và cũng bắt, giữ nhiều phương tiện và ngư dân Việt Nam" - thiếu tướng Dũng nói.

Thông tin tại hội nghị, ông Trần Quang Hùng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), cho biết hiện trạng chống khai thác IUU của Việt Nam trên thực tế chưa được cải thiện đáng kể, một số tỉnh, lãnh đạo tỉnh chưa quan tâm đến công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát tại cảng cá và hệ thống giám sát tàu cá.

Việc xử lý chủ tàu, thuyền trưởng có tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe dẫn tới nhiều tàu cá và ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép ở các nước trong khu vực biển Đông vẫn còn tiếp diễn. 

Trong năm 2018 đã xảy ra 85 vụ/137 tàu/1.162 ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài. 

Từ đầu năm 2019 đến nay, tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn tiếp tục xảy ra và diễn biến phức tạp, đã xảy ra 16 vụ/26 tàu/96 ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. 

Các tỉnh có nhiều tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử lý gồm: Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Bình Thuận.

Một số các tỉnh thực hiện các khuyến nghị của EC còn yếu kém như Tiền Giang, Bến Tre, Bà Rịa Vũng Tàu...

Tàu cá Việt Nam giả cả biển số tàu Malaysia đánh bắt cá trái phép - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết vẫn còn 4 khuyến nghị của EC Việt Nam chưa thực hiện được để tháo gỡ thẻ vàng đối với thủy sản - Ảnh: CHÍ TUỆ

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng 9 khuyến nghị của EC đối với hải sản khai thác của Việt Nam để đảm bảo khai thác một cách bền vững. 

"Về tích cực, chúng ta nhìn nhận đây là cơ hội, các khuyến nghị này trùng với quyết tâm của chúng ta nhằm xây dựng nghề cá bền vững. EC cũng đã ghi nhận những kết quả của Việt Nam đã đạt được. Theo đó, những vụ vi phạm khai thác bất hợp pháp ở quốc đảo Thái Bình Dương không còn nữa và Việt Nam đã hoàn thiện phần lớn khung khổ pháp luật để đáp ứng theo khuyến nghị của EC" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Tuy nhiên, còn 4 nội dung mà EC khuyến nghị vẫn chưa đáp ứng, trong đó nổi lên là tình hình tàu cá và ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép ở các nước trong khu vực biển Đông vẫn còn tiếp diễn, diễn biến phức tạp. 

Hầu hết các hồ sơ xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thuỷ sản được kiểm tra không đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, các lỗi được phát hiện trong quá trình kiểm tra phần lớn đều nằm trong lỗi hệ thống kiểm soát trong chuỗi. Cơ sở vật chất hạ tầng chưa đáp ứng, nguồn nhân lực cho quản trị… còn nhiều vấn đề. 

Tháng 5-2019, đoàn kiểm tra của EC tiếp tục sang kiểm tra, vì vậy Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo, tìm ra tồn tại, chỉ rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp. 

"Việc EC kiểm tra chỉ là 1 phần trong nhiệm vụ xây dựng nghề cá bền vững. Cố gắng trong thời gian sớm nhất tháo được "thẻ vàng" đối với thủy sản, làm cơ sở để thúc đẩy phát triển kinh tế biển nói chung và ngành kinh tế khác" - Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.

CHÍ TUỆ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dân đang tắm biển Gia Lai hết hồn vì nước thải đen kịt chảy tràn lan

Khơi miệng cống ở bãi biển Nhơn Lý khiến nước thải đen ngòm, hôi thối tràn ra biển, khiến người dân và du khách hoảng sợ.

Dân đang tắm biển Gia Lai hết hồn vì nước thải đen kịt chảy tràn lan

Xử lý tài sản dôi dư phải đúng quy định pháp luật

Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu tỉnh Lâm Đồng xử lý tài sản dôi dư đúng pháp luật.

Xử lý tài sản dôi dư phải đúng quy định pháp luật

Hà Nội lập tổ công tác về chuyển đổi sang xe điện và phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện

Hà Nội lập tổ công tác tham mưu UBND TP triển khai giao thông xanh và phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện.

Hà Nội lập tổ công tác về chuyển đổi sang xe điện và phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện

Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM chia ra 15 nhóm đi tiếp xúc cử tri tại 80 điểm

Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM sau sáp nhập có 44 đại biểu, dự kiến được chia thành 15 nhóm.

Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM chia ra 15 nhóm đi tiếp xúc cử tri tại 80 điểm

Giám đốc Công an Hà Nội: Ở thủ đô sẽ không có cảnh sát giao thông ngoài phố, thay thế bằng camera AI

Giám đốc Công an Hà Nội cho biết dự kiến đến 18-12, khi lắp đủ camera AI, giao thông Hà Nội sẽ không cần cảnh sát giao thông nữa.

Giám đốc Công an Hà Nội: Ở thủ đô sẽ không có cảnh sát giao thông ngoài phố, thay thế bằng camera AI

TP.HCM sẽ bàn về vấn đề trùng tên đường sau sáp nhập

Phó chủ tịch HĐND TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân cho biết như vậy tại buổi tiếp xúc cử tri phường Tam Bình, Hiệp Bình, Linh Xuân, Thủ Đức.

TP.HCM sẽ bàn về vấn đề trùng tên đường sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar