25/12/2017 10:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tàu cá tránh bão Tembin ken đặc Phú Quốc

ĐINH QUANG THIỀU - DUY KHÁNH - KHOA NAM
ĐINH QUANG THIỀU - DUY KHÁNH - KHOA NAM

TTO - Tàu thuyền các tỉnh miền Trung vào trú bão nhiều khiến rạch Cầu Sấu quá tải, UBND huyện đảo Phú Quốc đã chỉ đạo hướng dẫn tàu thuyền của ngư dân vào Quân cảng Hải quân vùng 5 và Cảnh sát biển vùng 4.

Tàu cá tránh bão Tembin ken đặc Phú Quốc - Ảnh 1.

Tàu thuyền ngư dân ken đặc rạch Cầu Sấu, Phú Quốc - Ảnh: ĐINH QUANG THIỀU

Có mặt tại cảng An Thới cùng đoàn chỉ đạo của UBND huyện Phú Quốc trưa 25-12, Tuổi Trẻ ghi nhận biển đã bắt đầu có sóng lớn. 

Đến thời điểm này, 2.600 tàu cá của ngư dân Phú Quốc và khoảng 300 tàu cá ngoài tỉnh đã được kêu gọi vào nơi tránh trú bão tại các điểm sông Dương Đông, cảng Vịnh Đầm, rạch Cầu Sấu an toàn.

Tuy nhiên, tại khu vực cảng An Thới vẫn còn 1 số tàu cá cố tình neo đậu ngoài biển chưa chịu vào nơi tránh trú. Trên các lồng bè vẫn có người cố nán lại với lý do bảo vệ tài sản. 

Những trường hợp này đều sẽ bị cưỡng chế buộc phải di dời phương tiện và rời khỏi lồng bè để đảm bảo an toàn tính mạng.

Hơn 60 lồng bè nuôi thủy hải sản đã được neo đậu an toàn và đến thời điểm này không còn người dân nào ở dưới các lồng bè.

Cũng theo thông tin từ Đồn biên phòng An Thới, sáng cùng ngày, rạch Cầu Sấu - nơi neo đậu tàu thuyền của ngư dân Phú Quốc đã không thể tiếp nhận tàu thuyền thêm nữa do tàu thuyền các tỉnh miền Trung vào tránh bão quá nhiều. 

Trước tình hình đó, UBND huyện Phú Quốc đã chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn các tàu thuyền vào neo đậu tại Quân cảng Hải quân vùng 5 và Cảnh sát biển vùng 4.

Tại xã đảo Hòn Thơm và các đảo lân cận phía nam Phú Quốc, đoàn công tác do ông Huỳnh Quang Hưng - phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc - trực tiếp chỉ đạo đã đến triển khai phòng chống bão.

Ông Dương Thanh Vân - chủ tịch UBND xã Hòn Thơm - cho biết nhà cửa bà con xã đảo đa số tạm bợ nên phương án di dời 2.800 dân vào trụ sở UBND xã và trường học đang được gấp rút chuẩn bị.

Các địa bàn dễ bị ảnh hưởng bão như xã Hàm Ninh, Bãi Thơm, Gành Dầu, thị trấn An Thới... người dân đã được hỗ trợ chằng chống nhà cửa.

Tại những nơi bố trí dân tránh bão, chính quyền huyện đã yêu cầu bố trí sẵn máy phát điện, lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men…

Trong chiều nay, các biển quảng cáo, khẩu hiệu, băng rôn… ngoài trời cũng được yêu cầu tháo dỡ để giảm thiểu nguy cơ đối với người đi đường.

Tàu cá tránh bão Tembin ken đặc Phú Quốc - Ảnh 2.

Nhiều tàu thuyền ngư dân miền Trung cũng vào tránh bão ở rạch Cầu Sấu - Ảnh: ĐINH QUANG THIỀU

Tàu cá tránh bão Tembin ken đặc Phú Quốc - Ảnh 3.

Do rạch Cầu Sấu quá tải nên UBND huyện Phú Quốc phải hướng dẫn tàu thuyền của ngư dân vào Quân cảng Hải quân vùng 5 và Cảnh sát biển vùng 4 neo đậu - Ảnh: ĐINH QUANG THIỀU

Tàu cá tránh bão Tembin ken đặc Phú Quốc - Ảnh 4.

Một đoạn rạch Cầu Sấu ken đặc tàu thuyền tránh bão - Ảnh: ĐINH QUANG THIỀU

Tàu cá tránh bão Tembin ken đặc Phú Quốc - Ảnh 5.

Cơ quan chức năng kiểm tra, kêu gọi các tàu cá vào nơi tránh trú an toàn - Ảnh: DUY KHÁNH

Tàu cá tránh bão Tembin ken đặc Phú Quốc - Ảnh 6.

Cơ quan chức năng buộc một tàu cá vào nơi tránh trú an toàn tại Quân cảng An Thới - Ảnh: KHOA NAM

Tàu cá tránh bão Tembin ken đặc Phú Quốc - Ảnh 7.

Tàu thuyền ngư dân đã neo đậu an toàn tại rạch Cầu Sấu - Ảnh: KHOA NAM

Tàu cá tránh bão Tembin ken đặc Phú Quốc - Ảnh 8.

Chiến sĩ hải quân giúp dân di chuyển ngư cụ lên bờ - Ảnh: DUY KHÁNH

Tàu cá tránh bão Tembin ken đặc Phú Quốc - Ảnh 9.

Biên phòng Hòn Thơm lập danh sách ngư dân ở các lồng bè buộc lên bờ trước 12h trưa 25-12 - Ảnh: DUY KHÁNH

Tàu cá tránh bão Tembin ken đặc Phú Quốc - Ảnh 10.

Người dân thị trấn An Thới chăm chú theo dõi thông tin dự báo thời tiết - Ảnh: KHOA NAM

Chậm nhất 17h chiều 25-12 phải di dời hết dân tại khu vực nguy hiểm

Đó là chỉ đạo của ông Đinh Khoa Toàn - chủ tịch UBND huyện Phú Quốc (Kiên Giang).

Cụ thể UBND các xã, thị trấn hoàn thành di dời bè cá, kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh, trú an toàn và không để người dân trên tàu, bè chậm nhất 12h ngày 25-12.

Tiến hành di dời dân trước 12h ngày 25-12, kết thúc chậm nhất 17h ngày 25-12.

Ông Lâm Minh Thành - bí thư huyện Phú Quốc - cho biết toàn đảo có khoảng 1.969 hộ dân với 5.719 nhân khẩu (chưa tính xã Hòn Thơm) cần phải di dời tới nơi an toàn.

Dự kiến, tới 12h trưa nay sẽ bố trí cho ít nhất 3.000 người gồm người già, phụ nữ, trẻ em tới nơi trú bão trước, số còn lại sẽ sơ tán xong trước 17h chiều.

Đặc biệt, trên đảo hiện còn khoảng hơn 4.000 du khách trong và ngoài nước đăng ký lưu trú. UBND huyện đã yêu cầu các khách sạn, resort không được tăng giá dịch vụ, nếu có thể nên giảm giá để hỗ trợ du khách.

Các hoạt động vui chơi giải trí ven bờ và ngoài biển cũng được yêu cầu tạm ngưng đến hết ngày 27-12.

ĐINH QUANG THIỀU - DUY KHÁNH - KHOA NAM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những hình ảnh đầu tiên từ tâm bão Cát Bà: Đổ nát, hoang tàn đến đau lòng

Nhà tốc mái, cây đổ ngổn ngang, bàn ghế, tủ lạnh tứ tung trên đường… khung cảnh không khác gì một 'trận bom' vừa giội xuống thị trấn Cát Bà.

Những hình ảnh đầu tiên từ tâm bão Cát Bà: Đổ nát, hoang tàn đến đau lòng

Bộ Công an đã sẵn sàng về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước

Bộ Công an cho biết đã sẵn sàng các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ để đảm bảo thu nhận hồ sơ, cấp thẻ căn cước cho công dân từ ngày 1-7.

Bộ Công an đã sẵn sàng về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước

Lính tàu ngầm rèn thể lực

Huấn luyện thể lực, rèn luyện thể thao được đẩy mạnh tạo thành phong trào rộng khắp trong toàn Lữ đoàn tàu ngầm 189.

Lính tàu ngầm rèn thể lực

Huế ngập lụt lớn, đường thành sông, dùng ghe đưa người đi lại

Do mưa lớn, nước các sông lên nhanh khiến nhiều tuyến đường ở Huế bị ngập nặng như sông. Xe cộ ở Huế ngập chết máy la liệt.

Huế ngập lụt lớn, đường thành sông, dùng ghe đưa người đi lại

Hình ảnh kéo buồm trên tàu buồm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam

Tàu Lê Quý Đôn là chiếc tàu buồm hiện đại, duy nhất của Hải quân nhân dân Việt Nam, có khả năng hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết phức tạp.

Hình ảnh kéo buồm trên tàu buồm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam

Toàn cảnh diễn biến vụ tấn công hai 2 trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk

Toàn cảnh vụ nhóm đối tượng đập phá trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk làm 9 người chết, 2 người bị thương.

Toàn cảnh diễn biến vụ tấn công hai 2 trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar