12/02/2019 22:23 GMT+7

Tất bật 'hồi sinh' đào sau tết

HÀ THANH
HÀ THANH

TTO - Sau tết, bà con làng đào Nhật Tân, Hà Nội tất bật thu đào về lại vườn, cuốc đất, cắt tỉa tạo lại dáng cho cây đào với hi vọng một năm 'mưa thuận gió hòa' giúp cây đào nở đúng dịp.

Tất bật hồi sinh đào sau tết - Ảnh 1.

Người dân Nhật Tân đang quét vôi cho cây đào cành tránh sâu bệnh hại cây. Người dân bông đùa nhau, quét vôi như "khoác áo mới" cho đào trong năm mới - Ảnh: HÀ THANH

Bà con (Hà Nội) cho biết từ ngày mùng 6 Tết, nhiều người dân thuê về chơi tết đã gọi điện thoại cho chủ vườn nhờ đánh cây đào về lại vườn.

Năm nay do thời tiết nắng nóng nên đào nở sớm, các chủ vườn Nhật Tân cũng thu đào về sớm hơn mọi năm.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, những ngày này xe ôtô, xe máy tấp nập ra vào làng đào Nhật Tân chở cây đào về nhờ chủ vườn đào "hồi sinh".

Ông Trần Tiến Dũng, 55 tuổi, chủ vườn đào thế, mai trắng thế nổi tiếng ở làng đào, cho biết mấy năm trước ra rằm tháng Giêng mới thu đào, nhưng năm nay nắng quá nên người dân chơi đào hối thúc ngay sau tết.


Tất bật hồi sinh đào sau tết - Ảnh 2.

Một gốc đào ba người khiêng - Ảnh: HÀ THANH

Tất bật hồi sinh đào sau tết - Ảnh 3.

Những gốc đào thế được đánh lại vườn, hạ xuống đất để "hồi sinh" - Ảnh: HÀ THANH

Tất bật hồi sinh đào sau tết - Ảnh 4.

Ông Dũng đang tỉa, tạo lại dáng cho cây đào - Ảnh: HÀ THANH

Theo ông Dũng, đào mang về được trồng xuống đất, cứ thế tắm tưới cho cây, chừng tháng 3 - 4 thì cho "ăn" phân.

"Chúng tôi mang đào về tỉa cho thành hình dáng mới rồi mua đất mới đổ vào, bồi thêm chất dinh dưỡng. Đào "ăn" đất mới nếu khỏe, trong năm mình đỡ công chăm bón hơn", ông Dũng nói.

Vợ chồng ông Trần Chí Cường, người làng Nhật Tân, cũng cho biết do trời nắng nóng nên lịch trả đào sớm hơn mọi năm. Hai vợ chồng phải thuê nhân công hạ chậu đào cho xuống đất trồng, cắt tỉa, tạo thế, tạo tán cho đào.

"Có cây đào đánh về do lực yếu chết cả cây, hoặc chết từng tán. Lại phải một chiến dịch chăm lại đào. Chúng tôi chuẩn bị đất từ trước tết, khô hết rồi nên chỉ cần hạ đào xuống thôi", ông Cường chia sẻ.

Tất bật hồi sinh đào sau tết - Ảnh 5.

Cây mai trắng này đã hoàn thành xong nhiệm vụ chưng tết, nay được đánh xuống đất mới - Ảnh: HÀ THANH

Tất bật hồi sinh đào sau tết - Ảnh 6.

Một cây đào được cắt tỉa hết chờ đánh xuống đất mới. Năm nay đào được đánh về sớm hơn mọi năm, người dân làng đào Nhật Tân hối hả bắt đầu một năm cắt tỉa, chăm bẵm cho cây - Ảnh: HÀ THANH

Tất bật hồi sinh đào sau tết - Ảnh 7.

Một cụ bà làng Nhật Tân cuốc lại đất trồng đào - Ảnh: HÀ THANH

HÀ THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar