23/02/2014 07:49 GMT+7

"Tarzan" rừng thông

CHÍNH THÀNH
CHÍNH THÀNH

TT - Để kiếm hơn trăm ngàn đồng/ngày, những người đồng bào Cơ Ho Chil (một nhóm của người Cơ Ho) sinh sống tại thôn Đạ Ròn, huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) phải quanh năm đi hái trái thông rừng. Đây là nghề mưu sinh đã có cả chục năm nay của đa số thanh niên người Cơ Ho Chil tại Đạ Ròn.

Phóng to
Để không mất thời gian trèo cây, anh Kon Sa A Khrim (28 tuổi) dùng dây rừng chuyền sang các cây thông rừng có khoảng cách gần để hái trái
Phóng to
Cây móc - dụng cụ không thể thiếu của các “Tarzan” khi hành nghề
Phóng to
Bàn tay chai sạn của ông Ka Sã Ha Dương (52 tuổi), người có thâm niên 15 năm trong nghề
Phóng to
Anh Kon Sa A Rim (25 tuổi, đã có thâm niên 10 năm hái thông rừng) trèo lên ngọn thông cao gần 30m để hái trái
Phóng to
Để chinh phục những cây thông cao to, những “Tarzan” phải dùng cây móc đu người trèo lên
Phóng to
Những trái thông rừng rụng xuống đất được nhặt cẩn thận bỏ vào bao tải
Phóng to
Từng tốp thanh niên sau khi hái trái thông rừng đợi nhau xuống núi Tà Năng, huyện Đức Trọng để về nhà
Phóng to
Bữa trưa giữa rừng chỉ có cơm trắng và rau xào của một nhóm “Tarzan”
Phóng to
Quả thông rừng được trau chuốt để trang trí cho cây Noel

Nghề hái trái thông rừng gian nan và nguy hiểm nên rất ít người bám với nghề lâu dài. Những trai làng bám nghề nhiều năm được nhiều người trong bản gọi họ là những “Tarzan” rừng thông. Một ngày với những “Tarzan” chuyên hái thông rừng thì thời gian ở trên cây nhiều hơn thời gian ở dưới đất. Thường thì họ phải dậy từ lúc sáng sớm, lo vắt cơm, quảy đồ nghề bắt đầu một ngày rong ruổi khắp núi đồi để tìm những vạt thông có trái hiếm hoi vào mùa khô và về khi trời bắt đầu chập choạng tối. Ở Tây nguyên nắng gió, một năm có hai mùa có thể hái trái thông rừng. Vào tháng 5 tới tháng 8 là mùa thông hai lá. Mùa này hái trái thông rất dễ. cây thông hai lá thấp, trái to chỉ cần trèo lên cây rung thật mạnh hoặc đập cho thông rụng xuống và lượm. Nhưng từ tháng 9 tới tháng 3 năm sau là mùa thông ba lá, loại này rất khó hái vì trái ít và phải trèo lên những cây thông cao 20-30m. chỉ những thanh niên to khỏe, gan dạ mới đi hái vào mùa này.

Sau khoảng một tháng mưu sinh, họ thường gom khoảng chục tấn trái thông tươi chở bán cho nhà buôn các nơi tại TP Đà Lạt, các huyện Đức Trọng, Đơn Dương... với giá 4.000 đồng/kg. Từ đây những trái thông rừng tươi được phơi khô cho nở bung có màu hổ phách tươi tắn, sau đó được các nhà buôn đưa về bán ở TP.HCM, xuất khẩu ra nước ngoài để trang trí trong các ngày lễ, làm đồ thủ công mỹ nghệ.

CHÍNH THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar