25/08/2016 11:36 GMT+7

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực làm tốt dịch vụ công

TRẦN HUỲNH thực hiện
TRẦN HUỲNH thực hiện

TTO - Lần đầu tiên, Học viện Cán bộ TP.HCM được tuyển sinh và đào tạo trình độ ĐH hệ chính quy ngành quản lý nhà nước.

Thí sinh tham quan thư viện Học viện Cán bộ TP.HCM sau khi đăng ký xét tuyển vào học viện - Ảnh: T.HUỲNH

Học viện vừa thông báo xét tuyển bổ sung đợt 1 ngành học này với 200 chỉ tiêu.

Vì sao ngành quản lý nhà nước được học viện chọn là “mũi nhọn” đầu tiên? Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Trần Hoàng Ngân - giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM - cho biết: “Trong quá trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là bộ phận quản lý nhà nước, trở thành nơi phục vụ nhân dân vô cùng quan trọng.

Ý thức được tầm quan trọng này, nhà trường đã tiên phong xây dựng chương trình đào tạo ngành quản lý nhà nước để được phép đào tạo cử nhân quản lý nhà nước, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho các cơ quan phường, xã, quận, huyện và các sở ban ngành làm tốt dịch vụ công”.

* Cụ thể hơn, sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức gì, thưa ông?

- Trong số thí sinh vừa trúng tuyển đợt 1 năm nay, có khoảng 60% là công dân TP.HCM, 40% còn lại đến từ các tỉnh thành khác. Để đáp ứng việc cung cấp nguồn nhân lực nói trên, học viện sẽ phải đào tạo ra những sinh viên có kiến thức chuyên môn giỏi, có kỹ năng chuyên nghiệp.

Vì vậy, chúng tôi đặt nặng việc trang bị cho người học kiến thức và yêu cầu họ phải đạt chuẩn quốc tế về ngoại ngữ, tin học...

Trong quá trình học, sinh viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, xây dựng chương trình, thuyết trình trước công chúng, giao tiếp...), đặc biệt là các kỹ năng sống. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo có phần trang bị kiến thức thực tế cho người học. Theo đó, từ năm thứ ba, sinh viên sẽ được đi thực tế tại các cơ quan, đơn vị ở các quận, huyện.

Ngoài ra, học viện cũng đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và công tác sinh viên, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, đào tạo kỹ năng. Trung tâm sẽ đồng hành cùng sinh viên ngay từ khi các em bước vào học viện, cán bộ của trung tâm sẽ cùng sống và làm việc, hỗ trợ sinh viên...

Tốt nghiệp ngành học này, sinh viên còn được công nhận đạt chuẩn trung cấp lý luận chính trị.

* Vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp luôn được người học quan tâm. Trước khi quyết định mở ngành này, học viện có khảo sát nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực ngành quản lý nhà nước?

- Mục tiêu đào tạo của ngành quản lý nhà nước là nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về hành chính học, kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước (trên các lĩnh vực đô thị, tài nguyên môi trường, đất đai, văn hóa giáo dục, quản lý kinh tế...).

Học đến năm thứ tư, sinh viên sẽ được đào tạo, thực tập theo từng lĩnh vực chuyên sâu. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có kiến thức và những kỹ năng hành chính, đảm đương được công việc của chuyên viên trong lĩnh vực hành chính và quản lý hành chính nhà nước.

Sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý nhà nước có đủ năng lực chuyên môn để được tuyển dụng làm cán bộ công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước, khu vực công (các bộ, sở, ban ngành, UBND cấp tỉnh thành, quận huyện, xã phường, đoàn thể...) và nhân viên hành chính, thư ký văn phòng tại các doanh nghiệp. Ngành học này trang bị cho sinh viên kỹ năng văn phòng, kỹ năng quản lý, quản lý hành chính...

Công ty nào cũng có văn phòng, phòng tổ chức hành chính nên đều cần đội ngũ quản lý các bộ phận này. Vì vậy, đầu ra của ngành này rất đa dạng. Hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta còn rất lớn.

Tốt nghiệp khá, giỏi sẽ được chọn đào tạo chương trình 300 thạc sĩ, tiến sĩ

Những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi sẽ được Thành ủy TP.HCM lựa chọn để đào tạo theo chương trình 300 thạc sĩ, tiến sĩ. Thành ủy đã đặt hàng cho học viện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao này nên có sự tham gia trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình đào tạo, cụ thể như giám đốc các sở sẽ thường xuyên báo cáo chuyên đề cho sinh viên.

Đội ngũ giảng viên rất nhiều người từng là phó chủ tịch quận huyện, trưởng phòng các sở ban ngành, bí thư, chủ tịch phường... với nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

Nhiều doanh nghiệp cũng đã nhận lời đến chia sẻ kinh nghiệm thực tế với sinh viên học viện. Hầu như các xã phường, quận huyện, ban ngành đều rất cần tuyển dụng các cử nhân quản lý nhà nước trong lĩnh vực của mình, với nhu cầu rất lớn.

Chủ trương tinh giản biên chế hiện nay không có nghĩa là không tuyển chọn người tài. Vấn đề còn lại là học viện phải đào tạo được nguồn nhân lực đảm đương, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Ông Trương Văn Phỉ (TP.HCM, phụ huynh của thí sinh Trương Vũ Huy Hoàng):

Hi vọng có việc làm trong cơ quan nhà nước

Tôi chọn Học viện Cán bộ TP.HCM vì là trường của Thành ủy TP.HCM. Đây là năm đầu tiên học viện tuyển sinh đào tạo cho nhu cầu nhân lực TP trong tương lai, ở cấp phường, quận trở lên. Hôm rồi tôi đưa con đi dự Ngày hội tư vấn xét tuyển ĐH, CĐ của báo Tuổi Trẻ thì gặp gian hàng của học viện.

Cô nhân viên tư vấn cho biết trong quá trình học, trường tạo điều kiện cho sinh viên cọ xát thực tế tại các cơ quan hành chính trên địa bàn TP, hỗ trợ tìm việc làm cho sinh viên... Hi vọng sau khi học xong, con tôi thi đậu viên chức để làm trong cơ quan nhà nước.

H.B. ghi

TRẦN HUỲNH thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar