07/11/2019 10:32 GMT+7

Tập huấn rồi vẫn còn lo

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Trong tháng 10-2019, đồng loạt việc bồi dưỡng giáo viên cốt cán chuẩn bị cho thực hiện chương trình mới diễn ra trên cả nước. Nhưng đây mới chỉ là bước khởi đầu “khai vỡ” cho giáo viên với nhiều bỡ ngỡ, lo âu.

Tập huấn rồi vẫn còn lo - Ảnh 1.

Giáo viên dự đợt tập huấn tại Lâm Đồng do Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng đảm nhiệm - Ảnh: V.HÀ

Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, tính đến đầu tháng 11-2019 đã có 11.000 giáo viên cốt cán được tập huấn. Các đợt tập huấn cho môđun đầu tiên vẫn đang tiếp tục kéo dài tới hết năm 2019.

Giáo viên lúng túng vì... chưa có SGK

Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) là 1 trong 8 trường tham gia tập huấn trên địa bàn 6 tỉnh thành Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đà Nẵng. 

Theo PGS.TS Lưu Trang - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), cách trường triển khai sẽ không giống một số nơi khác là tập trung toàn bộ giáo viên về trường, mà giảng viên chủ chốt của trường sẽ được chia đi đến từng địa phương để tập huấn tại chỗ. Hiện Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng đã tập huấn xong cho 2.000 giáo viên.

"Giáo viên bỡ ngỡ, lúng túng khi tiếp cận với chương trình mới là đương nhiên vì bây giờ chưa có sách giáo khoa (SGK)" - PGS.TS Lưu Trang cho biết. 

Cũng theo ông Trang, những giáo viên trẻ, chưa bao giờ tham gia các đợt tập huấn thay chương trình - SGK trước đây thì tiếp cận cách làm của đợt tập huấn lần này dễ dàng hơn. Nhưng những giáo viên có thâm niên có sự băn khoăn, so sánh vì họ vẫn bị tư duy dạy học "bám sát SGK".

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, nhiều giáo viên ở Lâm Đồng đã qua đợt tập huấn vẫn còn nguyên băn khoăn về việc "chưa nhìn thấy SGK nên khó hình dung việc dạy học sẽ thế nào". 

Cô Nguyễn Trần Lệ Hằng - phó hiệu trưởng Trường tiểu học Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) - chia sẻ hiện có nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng vì không biết con sẽ học SGK thế nào, nên không hình dung "đổi mới" ra sao. 

"Đây cũng là băn khoăn của nhiều giáo viên. Giáo viên chưa thông thì cũng khó để tuyên truyền cho phụ huynh" - cô Hằng nói. Tương tự, ở Trường THCS Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, một số giáo viên cũng cho biết thấy "rất mơ hồ" vì... chưa có sách.

Vì chưa có SGK, nên nhiệm vụ của những người triển khai tập huấn ở đợt "khai vỡ" này phải làm cho giáo viên phổ thông hiểu điểm mới: dạy học sẽ bám sát chương trình, các hoạt động quản lý, đánh giá giáo viên, học sinh cũng căn cứ theo chuẩn chương trình, SGK chỉ đóng vai trò là tài liệu dạy học.

Còn nỗi lo về việc dạy và thi

Tại cuộc tập huấn cho giáo viên THCS ở Lâm Đồng, một số giáo viên cũng bày tỏ lo lắng về việc chương trình mới đặt ra việc áp dụng các phương pháp dạy học tiến bộ nhưng điều kiện thực hiện, kinh phí lấy từ đâu ra? Sĩ số lớp đông quá có thể áp dụng được không? 

"Chương trình mới, tiếp cận phương pháp dạy học mới nhưng sao chưa thấy có hướng đổi mới thi cử. Nếu chương trình mới, cách thi cũ thì rất nguy hiểm" - một giáo viên ở cuộc tập huấn trên chia sẻ suy nghĩ.

Nhiều vấn đề cũng được các giáo viên cho biết đang còn bỡ ngỡ như bố trí giáo viên dạy các môn học mới như hoạt động trải nghiệm, khoa học tự nhiên (có phân môn vật lý, hóa học, sinh học), lịch sử và địa lý ở bậc THCS như thế nào khi giáo viên hiện vẫn chỉ được đào tạo dạy đơn môn. Việc tổ chức dạy học thế nào để đạt yêu cầu, tránh xáo trộn về con người, điều kiện cơ sở vật chất khi triển khai dạy tự chọn định hướng nghề nghiệp ở THPT ra sao...

Tại Trường THPT Lê Hồng Phong (Lâm Đồng), tuy đã có nhiều mạnh dạn đổi mới tiệm cận với chương trình mới nhưng các cán bộ quản lý và giáo viên vẫn còn rất nhiều băn khoăn. Lo lắng nhất vẫn là thi cử có đồng bộ với chương trình mới không. Việc hình dung cách bố trí dạy học tự chọn cũng còn chưa định hình được.

"Chúng tôi cũng đã nghĩ đến nhiều giải pháp để tổ chức dạy học tự chọn. Ví dụ mời giáo viên thỉnh giảng những môn học nhà trường chưa có giáo viên nhưng học sinh có nhu cầu, kết hợp giữa cụm trường để tổ chức dạy các chủ đề tự chọn... Nhưng cụ thể như thế nào vẫn phải chờ tiếp" - thầy Nguyễn Văn Dũng, hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phong, trao đổi.

Sẽ tháo gỡ từng lo lắng cụ thể

Sẽ có 9 môđun tập huấn giáo viên được triển khai dần trong các năm tới. Trong đó dự kiến tới quý 1-2020 sẽ hoàn thành 4 môđun tập huấn giáo viên quan trọng nhất gồm: tìm hiểu nội dung cơ bản của chương trình phổ thông tổng thể và chương trình môn học; phương pháp dạy học theo yêu cầu mới; phương pháp đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường.

Ở thời điểm hiện tại, giáo viên cốt cán cả nước mới đang tập huấn môđun đầu tiên nên những băn khoăn, lo lắng khi triển khai chương trình là không tránh khỏi. Tuy nhiên, kế hoạch tập huấn sẽ khác trước và tiến hành bài bản. Nhiều vấn đề giáo viên đang thắc mắc sẽ được giải đáp qua các môđun như đổi mới thi, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường...

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành (giám đốc Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông và Chương trình ETEP, Bộ GD-ĐT)


Tập huấn cho chương trình giáo dục mới: Bắt đầu từ 35.000 giáo viên cốt cán

TTO - PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), giám đốc dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Bộ GD-ĐT, cho biết như thế khi thời hạn triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đến gần.

VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội việc làm từ doanh nghiệp đa quốc gia tại HUTECH International Job Fair

‘HUTECH International Job Fair 2025 có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số và toàn cầu hóa.

Cơ hội việc làm từ doanh nghiệp đa quốc gia tại HUTECH International Job Fair

Tổng thống Trump mỉa mai sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23-5 tuyên bố Đại học Harvard sẽ phải thay đổi cách làm việc, và cho rằng sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản.

Tổng thống Trump mỉa mai sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản

Cuộc gặp định mệnh giữa giáo sư Hoàng Xuân Sính và thiên tài toán học Alexander Grothendi

Nhân chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Hãng tin AFP tìm gặp nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam, giáo sư Hoàng Xuân Sính, người bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Pháp năm 1975.

Cuộc gặp định mệnh giữa giáo sư Hoàng Xuân Sính và thiên tài toán học Alexander Grothendi

Thi vào lớp 10 Trường phổ thông Năng khiếu: Thí sinh nói đề văn, tiếng Anh sát đề minh họa

Sáng 24-5, gần 4.000 học sinh bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của Trường phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM).

Thi vào lớp 10 Trường phổ thông Năng khiếu: Thí sinh nói đề văn, tiếng Anh sát đề minh họa

Học sinh giỏi, xuất sắc lớp 12 của một trường ở Quảng Nam được tặng vali du lịch

Một trường THPT ở Hội An (Quảng Nam) đã chuẩn bị những món quà khen thưởng độc đáo dành tặng học sinh lớp 12 học tập tốt trong ngày chia tay trường.

Học sinh giỏi, xuất sắc lớp 12 của một trường ở Quảng Nam được tặng vali du lịch

Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cung cấp sách giáo khoa điện tử miễn phí

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định cung cấp miễn phí sách giáo khoa điện tử từ lớp 1-12 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cung cấp sách giáo khoa điện tử miễn phí
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar