18/12/2003 21:18 GMT+7

Tào Tuyết Cần là tác giả duy nhất của Hồng Lâu Mộng?

Theo TT&VH
Theo TT&VH

Sau khi thực hiện một cuộc nghiên cứu sâu rộng kéo dài tới 16 năm, với đầy đủ chứng cứ, giáo sư Xia Hu đã khẳng định rằng tác phẩm Hồng Lâu Mộng là công sức riêng của Tào Tuyết Cần (1715-1764). Như vây, tác phẩm văn học từ thế kỷ XVIII có tất cả 120 chương này không có đồng tác giả là Cao Ngạc trong 40 chương cuối như tuyên bố của học giả nổi tiếng Trung Quốc Hu Shi (1891-1962)?

Phóng to
Sau khi thực hiện một cuộc nghiên cứu sâu rộng kéo dài tới 16 năm, với đầy đủ chứng cứ, giáo sư Xia Hu đã khẳng định rằng tác phẩm Hồng Lâu Mộng là công sức riêng của Tào Tuyết Cần (1715-1764). Như vây, tác phẩm văn học từ thế kỷ XVIII có tất cả 120 chương này không có đồng tác giả là Cao Ngạc trong 40 chương cuối như tuyên bố của học giả nổi tiếng Trung Quốc Hu Shi (1891-1962)?

Sở dĩ Hu Shi đưa ra tuyên bố Hồng Lâu Mộng có đồng tác giả bởi ông tìm thấy những đầu mối trong một bài thơ của Zhang Chuanshan, một người bạn của Cao Ngạc. Bài thơ đề cập tời những lời đồn đại rằng Cao Ngạc là đồng tác giả của Hồng Lâu Mộng. Hơn nữa, ông Hu Shi tin rằng 120 chương này không phải của một tác giả vì mặt miêu tả và cấu tứ của các nhân vật chính có khoảng cách lớn với phần đầu.

Nhưng giáo sư Xia nói rằng đó chỉ là lời đồn nên nó không phải là thông tin đáng tin cậy. Ông lập luận rằng số phận của tất cả các nhân vật đều thay đổi khi câu chuyện phát triển.

Trong quá trình nghiên cứu Hồng Lâu Mộng, giáo sư Xia Hu cùng vợ và con trai đã đối chiếu các bản sao khác nhau của kiệt tác và so sánh chúng với 120 chương bản thảo được sao chép bằng tay trong triều đại của vua Càn Long, đời nhà Thanh (1644 - 1911).

Bản thảo viết tay của Hồng Lâu Mộng được tìm thấy vào năm 1959 ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc, được cho là bản thảo đích thực của Tào Tuyết Cần, khi tất cả những bản thảo khác được nhiều người chép tay đều có thêm những chỉnh sửa.

Giáo sư Xia cho rằng Cao Ngạc không thể là đồng tác giả của Hồng Lâu Mộng khi cả 120 chương trong bản thảo đều được viết bằng phương ngữ Nam Kinh (thủ phủ tỉnh Giang Tô) . "Tào Tuyết Cần là người Nam Kinh còn Cao Ngạc là người vùng đông bắc Trung Quốc nên ông không thể thành thạo phương ngữ Nam Kinh đến vậy".

Ông và gia đình đã phục chế bản thảo mà họ tin rằng đó là bản thảo đích thực của Tào Tuyết Cần và đã được NXB trường ĐHTH Lan Châu phát hành.

Theo TT&VH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lê Bê La ghen điên đảo

Lê Bê La có vai diễn đặc biệt trên sân khấu sau 10 năm vắng bóng, đó là Lê Bê Chi - người vợ đau khổ với những cơn ghen thái quá.

Lê Bê La ghen điên đảo

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương

Hai chiếc áo thường phục của hoàng thái hậu Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại, được một người ở Mỹ tặng lại TP Huế để trưng bày. Áo vừa hồi cố hương.

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar