23/11/2015 14:37 GMT+7

Tạo ra "hoa hồng điện tử" đầu tiên thế giới

T.VY
T.VY

TTO - Bằng cách truyền nhựa bán dẫn vào cây hoa hồng, các nhà khoa học đã biến nó thành một "cây máy" với các mạch điện bên trong. Họ có thể khiến lá nó phát sáng, hoặc "điều chỉnh" quá trình tăng trưởng của nó.

Hình ảnh minh họa "hoa hồng điện tử" do các nhà khoa học ĐH Linoping công bố

Magnus Berggren - người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại ĐH Linkoping, Thụy Điển, cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên thành công trong việc đưa các mạch điện tử vào cây trồng.

Cách làm của họ như sau: đầu tiên, họ ngâm cây hoa hồng vào một chất nhựa tổng hợp gọi là PEDOT-S. Cây hoa sẽ hút chất nhựa này thông qua mô và hệ thống hút nước, tạo thành các "dây dẫn điện". 

Sau đó, các nhà khoa học nối các "dây điện" với các ion có trong tế bào hoa, tạo ra một bóng bán dẫn và một cổng logic kỹ thuật số - một trong những thành phần chính của hệ thống máy tính. Khi có dòng điện từ các mạch điện tử chạy vào, lá hồng có thể đổi màu hoặc phát sáng. 

Các nhà khoa học nói với công trình nghiên cứu này, họ có thể đưa các cảm biến vào bên trong cây xanh để chúng "cảm nhận" và hiển thị những thay đổi về môi trường, giúp người trồng trọt có những điều chỉnh thích hợp. 

Họ cũng nói nghiên cứu "giúp mở đường cho các công nghệ và công cụ mới dựa trên sự hợp nhất các mạch điện hữu cơ và cây trồng nói chung".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances.

T.VY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

Nhóm nhà nghiên cứu tại Thụy Điển vừa phát triển thành công một loại pin mềm dẻo như kem đánh răng mà vẫn giữ nguyên hiệu suất hoạt động.

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Nhật Bản tạo ra pin có thể hoạt động 100 năm ngoài không gian

Nhật Bản đang nghiên cứu tạo ra hệ thống pin có thể liên tục tạo ra điện trong 100 năm trong điều kiện khắc nghiệt của không gian bên ngoài.

Nhật Bản tạo ra pin có thể hoạt động 100 năm ngoài không gian
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar