28/02/2025 08:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tăng trưởng GDP từ 8% trở lên là không khó

Ông Trần Hoàng Ngân, Đại biểu quốc hội, trợ lý Bí thư thành ủy TP.HCM đã khẳng định như trên tại Hội thảo 'Sử dụng vốn hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế' do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng nay 28-2.

Tăng trưởng GDP từ 8% trở lên là không khó - Ảnh 1.

Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tại hội thảo - Ảnh: DANH KHANG

Hội thảo "Sử dụng vốn hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế" diễn ra sáng nay 28-2 tại hội trường khách sạn Majestic (số 1 Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM).

Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo Ngân hàng nhà nước và một số đơn vị chức năng cùng khách mời là các chuyên gia kinh tế, đại diện hiệp hội doanh nghiệp các ngành gồm may mặc, da giày, bất động sản, bán lẻ... ở TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Làm gì để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên?

Xác định tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng, góp phần hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, ngay từ cuối năm 2024, Ngân hàng nhà nước đã công bố tăng trưởng tín dụng của năm nay là 16% và giao hạn mức tín dụng cho các ngân hàng.

Nhưng để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên trong năm 2025, theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh các giải pháp của ngành ngân hàng thì cần có chính sách và giải pháp đồng bộ, tổng thể của nhiều ngành, lĩnh vực khác.

Ở góc độ về tín dụng ngân hàng, giải pháp nào và chính sách gì để tăng hiệu quả sử dụng vốn nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ?

Tăng trưởng GDP từ 8% trở lên là không khó - Ảnh 2.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân, đại biểu quốc hội, trợ lý Bí thư thành ủy TP.HCM, trao đổi với nhà báo Trần Xuân Toàn, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, tại hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Phát biểu khai mạc hội thảo, nhà báo Trần Xuân Toàn - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, chia sẻ: Quốc hội vừa thông qua nghị quyết về bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Theo tính toán của Bộ tài chính, để đạt được mục tiêu trên, dự kiến cần hơn 4 triệu tỉ đồng, tương đương 160 tỉ USD, cung ứng ra nền kinh tế. Nguồn vốn này dự kiến huy động từ đầu tư công, FDI, tư nhân…

"Để huy động được nguồn lực này, đòi hỏi sự thay đổi đột phá vô cùng lớn", nhà báo Trần Xuân Toàn nhấn mạnh. Cụ thể, bao gồm những nỗ lực tích cực về thể chế, cải tiến môi trường tư, đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Đồng thời, để hấp thu lượng vốn khổng lồ này, đòi hỏi thay đổi lớn về cơ chế, thủ tục hành chính, môi trường đầu tư, thúc đẩy tiêu dùng…

Tăng trưởng GDP từ 8% trở lên là không khó - Ảnh 3.

Toàn cảnh hội thảo đang diễn ra - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Toàn cũng cho biết, ba động lực thúc đẩy tăng trưởng lớn hàng đầu bao gồm: đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu. Điều này đòi hỏi giải pháp đồng bộ.

Chẳng hạn, thúc đẩy để doanh nghiệp sẵn sàng có nhu cầu vay vốn, phát triển sản xuất. Trong lúc đó, các tổ chức tín dụng cũng hợp sức, tiến tới đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 16% trong năm nay.

Thông qua hội thảo, ông Toàn cũng cho hay: "Ban tổ chức mong muốn đồng hành cùng quốc hội, chính phủ, phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng". Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng… chung tay phấn đấu mục tiêu này. Từ đó tạo nền tảng phấn đấu để Việt Nam trở thành quốc gia phát triển trong vài thập kỷ tới đây.

Tăng trưởng GDP từ 8% trở lên là không khó

Tăng trưởng GDP từ 8% trở lên là không khó - Ảnh 4.

PGS.TS. Trần Hoàng Ngân - Đại biểu quốc hội, trợ lý Bí thư thành ủy TP.HCM, trình bày tham luận về tăng trưởng nhanh, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô - thực tiễn và khuyến nghị - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trình bày tham luận tại hội thảo, ông Trần Hoàng Ngân, Đại biểu quốc hội, trợ lý Bí thư thành ủy TP.HCM, cho biết: Chúng ta đã có những năm tăng trưởng rất cao sau gần 40 năm đổi mới, như giai đoạn 1992-1996, giai đoạn 2002-2007, giai đoạn 2015-2019.

Giai đoạn 2015-2019, kinh tế tăng trưởng khá trở lại 6,8-7%/năm, riêng hai năm 2018-2019 tăng trưởng trên trên 7,4%/năm. Sau đó gặp đại dịch COVID-19, kinh tế suy giảm sâu, hai năm 2020-2021 tăng trưởng 2,6%-2,9%/năm.

Để thực hiện mục tiêu trên, ông Ngân cho rằng nên kiên định thực hiện 3 đột phá chiến lược: thể chế, nhân lực, hạ tầng. Thể chế thông thoáng, thông minh. Cơ chế thu hút nhân lực chất lượng cao. Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ.

Đồng thời phát huy 3 động lực tăng trưởng truyền thống: đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu.

Tăng trưởng GDP từ 8% trở lên là không khó - Ảnh 5.

Về đầu tư, theo mục tiêu cũ năm 2025 tăng trưởng 6,5-7%/năm với tổng vốn đầu tư xã hội là 171 tỉ USD, trong đó đầu tư công 33 tỉ USD.

Mục tiêu mới tăng trưởng 8%, tổng vốn đầu tư xã hội là 174 tỉ USD trong đó đầu tư công 36 tỉ USD, tăng thêm 9%. Theo số liệu thống kê trước đây, khi đầu tư công tăng thêm 10% sẽ góp phần tăng trưởng GDP khoảng 0,6%.

Vì khu vực dân doanh chiếm trên 55% tổng vốn đầu tư xã hội, do đó phải có gói giải pháp đồng bộ để huy động vốn, đầu tư từ khu vực dân doanh: giảm tiền thuê đất, phí, thuế, bảo lãnh tín dụng, lãi suất tín dụng hợp lý…

Khởi động nhanh 3 động lực mới theo tinh thần Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị ngày 22-12-2024: phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Chú ý các chế độ đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM và Đà Nẵng, hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP.HCM.

Tăng trưởng GDP từ 8% trở lên là không khó - Ảnh 6.

Để tăng trưởng nhanh, bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát trong điều hành vĩ mô, ông Trần Hoàng Ngân nêu ra 3 khuyến nghị sau:

Chính sách tài khóa chặt chẽ, tiết kiệm chi thường xuyên, ưu tiên vốn đầu tư phát triển nhưng chú ý hiệu quả đầu tư công, không đầu tư dàn trải, dở dang, gây lãng phí… Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cần tập trung quyết liệt tận dụng tài sản công, đất công (có phần mất kiểm soát) để đưa vào sử dụng, khai thác hoặc đấu giá để có vốn cho đầu tư phát triển...

Nợ công có thể phải tăng nhưng không để nợ công tăng nhanh như những năm trước đây (giai đoạn 2006-2011 bội chi cao trên 5%/năm, nợ công tăng nhanh 2001 là 36%/GDP, 2010 là 54-55% GDP…)

Chính sách tiền tệ linh hoạt theo mục tiêu tăng trưởng và lạm phát. Điều hành lãi suất theo lạm phát cơ bản (core inflation) đảm bảo chất lượng tín dụng không để khối u nợ xấu quay trở lại.

Cung tiền và tăng trưởng tín dụng có kiểm soát, không để tăng quá cao như giai đoạn 2000-2010 (dư nợ tăng bình quân 30%/năm, kinh tế tăng trưởng 7,3%), cùng với nhập siêu, tỉ giá… lạm phát tăng cao (23% năm 2008, 18,6% năm 2011) dễ gây bất ổn kinh tế vĩ mô.

Đầu tư nghiêm túc (nhân lực, tài lực) cho công tác dự báo từ xa về kinh tế thế giới, địa chính trị, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… để có giải pháp ứng phó kịp thời, linh hoạt... giảm tổn thất cho người dân và nền kinh tế.

Tăng trưởng GDP từ 8% trở lên là không khó - Ảnh 7.

Bà Lê Thị Thúy Sen, vụ trưởng Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước, tham gia hội thảo từ đầu cầu Hà Nội - Ảnh: DANH KHANG

Tăng trưởng GDP từ 8% trở lên là không khó - Ảnh 8.

Nhà báo Trần Xuân Toàn, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, chia sẻ tại hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tăng trưởng GDP từ 8% trở lên là không khó - Ảnh 9.

Các đại biểu tại hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tăng trưởng GDP từ 8% trở lên là không khó - Ảnh 10.

Các đại biểu tại hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tăng trưởng GDP từ 8% trở lên là không khó - Ảnh 11.

Các đại biểu tại hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tăng trưởng GDP từ 8% trở lên là không khó - Ảnh 12.

Hội thảo nhằm đi tìm lời giải cho câu hỏi cách nào để đồng vốn hiệu quả, thúc đẩy GDP tăng 8% trở lên theo mục tiêu mà Chính phủ và Quốc hội phê duyệt - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tăng trưởng GDP từ 8% trở lên là không khó - Ảnh 13.

Ông Nguyễn Đức Lệnh, phó giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP.HCM, nhà báo Trần Xuân Toàn và ông Đỗ Hà Nam, phó chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tăng trưởng GDP từ 8% trở lên là không khó - Ảnh 14.

Công nhân đóng gói mì xuất khẩu tại Công ty CP Lương thực thực phẩm Safoco, TP. Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Mở van tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng

Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%, ước tính sẽ có hơn 2,5 triệu tỉ đồng được bơm vào nền kinh tế để hỗ trợ tích cực cho mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025 mà Chính phủ và Quốc hội phê duyệt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Với sản lượng hơn 165.000 tấn vải thiều cho thu hoạch trong vòng 2 tháng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị tỉnh Bắc Giang tổ chức tiêu thụ linh hoạt, sát thực tế và thường xuyên cập nhật kịch bản tiêu thụ.

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar