03/05/2024 13:54 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tăng lương tối thiểu từ ngày 1-7: Người làm tự do vừa mừng vừa lo

Trước đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1-7 tới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhiều người trẻ làm tự do, bán thời gian mừng vì có thu nhập tốt hơn, song không khỏi lo lắng vì sinh hoạt phí tăng cao, làm không đủ chi.

Hoàng Lệ mua hàng tại một tiệm tạp hóa ở Hà Nội sau khi tan làm - Ảnh: PHẠM NHUNG

Hoàng Lệ mua hàng tại một tiệm tạp hóa ở Hà Nội sau khi tan làm - Ảnh: PHẠM NHUNG

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1-7. Theo đó, lương tối thiểu giờ tăng tương ứng, tác động đến người làm việc bán thời gian (part-time). 

Cụ thể, vùng I tăng lên là 23.800 đồng/giờ, vùng II là 21.200 đồng/giờ, vùng III là 18.600 đồng/giờ và vùng IV là 16.600 đồng/giờ.

Lương chưa tăng, sinh hoạt phí đã tăng

Để trang trải sinh hoạt phí ở Hà Nội, Hoàng Lệ, 20 tuổi, sinh viên năm nhất ngành sư phạm, nhận làm thêm tại một tiệm bánh ở quận Cầu Giấy. Lệ kể nhờ công việc bán thời gian này, cô kiếm được gần 3 triệu đồng/tháng.

"Mỗi ngày, tôi phải trả khoảng 100.000 đồng tiền sinh hoạt, nhiều nhất là tiền nhà, chưa tính mùa hè nắng nóng, tiền điện tăng phải gấp đôi", cô nói.

Nghe tin sắp được tăng lương tối thiểu giờ, Lệ mừng vì lương cao hơn, song suy đi tính lại, tiền công khoảng 4-5 tiếng/ngày chỉ đủ bù một phần chi tiêu trên thủ đô, còn lại vẫn phụ thuộc gia đình. 

"Lương tăng nhưng tôi không biết chủ tiệm có tăng lương không", Lệ băn khoăn.

Đức Thắng, 22 tuổi, nhân viên tại một cửa hàng tiện lợi tại quận Ba Đình, bày tỏ lương thấp nên phải "chắt bóp" mới sống được ở thành phố. 

"Hôm nào rảnh, mình xin làm đủ 8 tiếng. Cuối tháng trừ chi tiêu ăn uống, thuê nhà, mình chỉ dư khoảng 300.000 đồng, nhiều khi uống cốc trà đá còn phải suy nghĩ", Thắng tâm sự.

Là người kinh doanh tự do, cô Thủy - trú Đống Đa, Hà Nội - cho biết những tháng gần đây, vật giá leo thang từ tiền thịt cá, rau củ cho tới điện nước, đi lại. Trước đây, cô còn kiếm được 7-8 triệu/tháng nhưng kinh tế khó khăn, thu nhập giờ chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng. 

"Tôi phải chi tiêu dè sẻn hơn. Trước đây, tôi đi chợ mua 3 phần thịt thì nay chỉ mua 2 phần. Điện nước tăng lên rất nhiều. Nhà tôi 4 người, hồi trước tiền điện chỉ hết hơn 600.000 đồng, nhưng giờ phải 800.000 đồng, nước cũng tăng gấp đôi", cô nói. 

Chị Vân Anh chia sẻ về khó khăn khi tăng lương cho nhân viên - Ảnh: PHẠM UYÊN

Chị Vân Anh chia sẻ về khó khăn khi tăng lương cho nhân viên - Ảnh: PHẠM UYÊN

Tăng lương: Nơi đã có kế hoạch, nơi cần thời gian 

Chị Vân Anh - chủ một tiệm cà phê tại quận Cầu Giấy - chia sẻ lao động mong tăng lương nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cân đo, đong đếm, từ chi phí nhân công, lợi nhuận, khả năng cạnh tranh.

"Khi chi phí vận hành cao, lợi nhuận thấp, việc tăng lương cho nhân viên sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tôi sẽ dành thời gian tính toán tối ưu chi phí, bổ sung đãi ngộ riêng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nhất là các bạn sinh viên", chị cho hay.

Trong khi đó, bà Bùi Thị Mỹ - cán bộ tuyển dụng A25 Hotel - cho hay đơn vị đang tuyển rất nhiều nhân viên part-time, lương 30.000 đồng/giờ, làm tối thiểu 5 tiếng/ngày. Còn sinh viên thực tập nhận lương 120.000 đồng/ngày. 

Như vậy, đơn vị này đã trả lương cao hơn mức tối thiểu giờ tại Hà Nội.

"Ngoài tạo điều kiện cho các bạn sinh viên kiếm thêm thu nhập, chúng tôi còn tuyển các chị lớn tuổi làm bộ phận buồng phòng. Các vị trí như nhà hàng, lễ tân, chăm sóc sức khỏe, kế toán, hành chính vẫn tuyển dụng do mở rộng chi nhánh tại Hà Nội và đón mùa cao điểm", bà Mỹ nói.

Theo vị này, sinh viên làm thêm có ưu điểm nhiệt tình, năng động song điểm yếu là thiếu kinh nghiệm, va chạm nên cần đào tạo thêm kỹ năng, giao tiếp, nhất là vị trí lễ tân, chăm sóc khách hàng.

Ông Vũ Quang Thành - phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, cho biết nhu cầu lao động bán thời gian, công việc giản đơn đang rất lớn. Bạn trẻ có thể tìm việc phù hợp ở nhà hàng, cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí…

"Việc làm part-time rất lớn, giúp bạn trẻ kiếm thêm thu nhập, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng mềm, tuy nhiên các bạn phải bố trí, sắp xếp thời gian làm thêm - học tập hợp lý. Đối với sinh viên, việc học tập, trang bị kiến thức phục vụ công việc sau này vẫn quan trọng nhất", ông nói.

Về mức lương, ông Thành lưu ý mức lương tối thiểu giờ hiện tại ở các quận nội thành Hà Nội là 22.500 đồng/giờ, song có nơi trả thấp hơn mức này hoặc cao tới 30.000, 40.000 hay 50.000 đồng/giờ, nên bạn trẻ đi làm cần trao đổi rõ về tiền công, tránh thiệt thòi.

Tại sao tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1-7?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có giải thích về mức tăng lương tối thiểu vùng 6%, dự kiến áp dụng từ 1-7-2024.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch HĐND TP.HCM Võ Văn Minh khảo sát công tác phục vụ người dân tại xã Nhà Bè

Đoàn công tác do Chủ tịch HĐND TP.HCM Võ Văn Minh làm trưởng đoàn đã khảo sát tình hình tổ chức, hoạt động tại xã Nhà Bè.

Chủ tịch HĐND TP.HCM Võ Văn Minh khảo sát công tác phục vụ người dân tại xã Nhà Bè

Ông Dương Anh Đức giữ chức Bí thư Đảng ủy cơ quan Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM

Ông Dương Anh Đức - phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM - giữ chức Bí thư Đảng ủy cơ quan Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM.

Ông Dương Anh Đức giữ chức Bí thư Đảng ủy cơ quan Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM

Cần Thơ thành lập 2 ban quản lý dự án thành phố

Hai ban quản lý dự án được thành lập trên cơ sở hợp nhất các ban quản lý dự án của TP Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng.

Cần Thơ thành lập 2 ban quản lý dự án thành phố

Làm gì để 'siêu đô thị' TP.HCM định hình trục công nghiệp mới?

Làm gì để công nghiệp TP.HCM không chỉ là động lực tăng trưởng mà còn trở thành trụ cột bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế cả nước?

Làm gì để 'siêu đô thị' TP.HCM định hình trục công nghiệp mới?

Công an TP.HCM tìm ra người phun sơn chữ 'bắn tốc độ' trên đường Lê Quang Đạo

Người đàn ông phun sơn trắng dòng chữ "bắn tốc độ" trên đường Lê Quang Đạo (xã Hóc Môn, TP.HCM) đã bị công an đưa về trụ sở làm việc.

Công an TP.HCM tìm ra người phun sơn chữ 'bắn tốc độ' trên đường Lê Quang Đạo

Né kẹt xe trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, chọn đi phà Cát Lái vẫn bị dính

Do cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây bị ngăn một làn đường trên cầu Long Thành để sửa khe co giãn, nhiều tài xế chọn lộ trình đi phà Cát Lái né ùn ứ nhưng cũng không thoát được.

Né kẹt xe trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, chọn đi phà Cát Lái vẫn bị dính
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar