20/10/2018 20:56 GMT+7

Tận tụy những 'người mẹ' chăm trẻ sinh non

NGUYỄN KHÁNH
NGUYỄN KHÁNH

TTO - Trong lồng ấp tiếng máy kêu tít tít liên hồi, những người phụ nữ mặc áo xanh vội vã luôn tay với những đứa trẻ sinh non mới chào đời, mọi thứ khẩn trương, cẩn thận và tận tuỵ.


 Tận tụy những người mẹ chăm trẻ sinh non - Ảnh 1.

Một đứa trẻ sơ sinh đang được điều dưỡng viên điều trị trong lồng ấp, do sinh non nên phần lớn các bé đều gặp vấn đề về hô hấp - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đó là những hình ảnh quen thuộc tại Trung tâm Chăm sóc và Điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Hiện tại Trung tâm có 150 cán bộ nhưng có đến 90% thầy thuốc ở đây là nữ. 

Theo Bác sỹ Nguyễn Thu Hoa - phó giám đốc Trung tâm: Trung tâm hiện đang chăm sóc 377 trẻ, 254 trẻ đang nằm trong lồng ấp, số còn lại nằm với mẹ và sẽ có thầy thuốc đến tận giường của bé. 

Đặc biệt trong số đó có khoảng 100 trẻ đang điều trị có trọng lượng dưới 1 kg, bé nhỏ nhất chỉ nặng 500 gr và ra đời ở tuần thứ 24 của thai kỳ.

"Mỗi ca trực của chúng tôi kéo dài khoảng 12 tiếng, trong thời gian ấy chúng tôi chỉ được nghỉ rất ít vì tất cả các con đều thuộc diện cấp cứu, bất kỳ lúc nào cũng phải theo dõi và có can thiệp phù hợp. Để cho bé ăn, các cô dùng xi lanh loại 5 ml bơm nhẹ nhàng từng ml một. 

Những bé lớn hơn có thể ăn 2-3 ml sữa sau mỗi 2g, còn các bé non yếu sơ sinh chỉ có thể ăn 1 ml, trước khi cho bé ăn các cô phải kiểm tra xem bé có vấn đề gì không. Chỉ đi lại trong trung tâm, mỗi ngày như vậy tôi phải đi bộ khoảng 3km" - bác sĩ Hoa chia sẻ thêm.

Sau đây là chùm ảnh thường ngày của các điều dưỡng:

 Tận tụy những người mẹ chăm trẻ sinh non - Ảnh 2.

Điều dưỡng viên Mạc Thị Huyền đang chăm sóc cho bé Đinh Thị Gái 3 tháng tuổi. Bé Gái bị mẹ bỏ rơi từ khi lọt lòng, giờ đây mọi sinh hoạt của bé Gái đều được các bác sĩ và các điều dưỡng viên tại Bệnh viện chăm sóc - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

 Tận tụy những người mẹ chăm trẻ sinh non - Ảnh 3.

Các điều dưỡng viên đang cho các bé uống sữa mẹ, sữa sẽ được mẹ các bé vắt ra các bình chứa rồi được các điều dưỡng viên vận chuyển vào các phòng cách ly nơi trẻ được điều trị - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

 Tận tụy những người mẹ chăm trẻ sinh non - Ảnh 4.

Điều dưỡng viên Lê Anh Thư (bên phải) với thâm niên hơn 20 năm công tác đang điều trị cho các bệnh nhi bị nặng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

 Tận tụy những người mẹ chăm trẻ sinh non - Ảnh 5.

Bác sỹ Nguyễn Thu Hoa, PGĐ Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh đang khám bệnh cho một trẻ sơ sinh có cân nặng chỉ khoảng 500g - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

 Tận tụy những người mẹ chăm trẻ sinh non - Ảnh 6.

Bàn chân của một trẻ sơ sinh đang được điều trị tại trung tâm. Những trẻ bị nặng được bơm thuốc liên tục vào cơ thể để cung cấp dinh dưỡng và sức đề kháng cho trẻ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

 Tận tụy những người mẹ chăm trẻ sinh non - Ảnh 7.

Bà Trần Thị Kình cảm thấy rất hạnh phúc khi lần đầu tiên được nhìn thấy cháu ngoại của mình, cháu ngoại của bà Kình sinh non nên sau khi sinh được chuyển ngay đến Trung tâm chăm sóc, hiện tại sức khoẻ của bé đã ổn định và sắp được ra viện - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

 Tận tụy những người mẹ chăm trẻ sinh non - Ảnh 8.

Các bác sĩ và điều dưỡng viên tại đây làm việc 12 tiếng mỗi ngày, do số lượng trẻ sinh non khá lớn nên áp lực công việc là không hề nhỏ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

 Tận tụy những người mẹ chăm trẻ sinh non - Ảnh 9.

Một điều dưỡng viên đang thăm khám cho một trẻ sơ sinh, tại đây có bé chỉ 4, 5 ngày đã có thể ra viện, những trường hợp nặng hơn có thể phải nằm điều trị cả tháng trời. Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

 Tận tụy những người mẹ chăm trẻ sinh non - Ảnh 10.

Một điều dưỡng viên làm việc ca trực đêm (20 giờ tối đến 7 giờ sáng) đang nghiên cứu hồ sơ về tình trạng sức khoẻ của các trẻ đang nằm điều trị tại trung tâm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

 Tận tụy những người mẹ chăm trẻ sinh non - Ảnh 11.

Một đứa trẻ sinh non đang được một điều dưỡng viên bế từ khoa đẻ xuống trung tâm chăm sóc. Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

 Tận tụy những người mẹ chăm trẻ sinh non - Ảnh 12.

Người thân của một gia đình có trẻ tử vong do sinh non đang đứng đợi phía ngoài trung tâm, nhiều bé sinh non tiên lượng xấu đều được đưa từ Khoa Đẻ về trung tâm chăm sóc, tuy nhiên nhiều bé không qua khỏi. Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

 Tận tụy những người mẹ chăm trẻ sinh non - Ảnh 13.

Bữa ăn trưa của các Bác sĩ và điều dưỡng viên tại Trung tâm, do đặc thù công việc nên các cán bộ tại trung tâm chỉ có khoảng 30 phút để ăn trưa. Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

 Tận tụy những người mẹ chăm trẻ sinh non - Ảnh 14.

Hết ca trực, một điều dưỡng viên chuẩn bị trở về nhà. Mỗi điều dưỡng viên làm việc khoảng 12 tiếng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

 Tận tụy những người mẹ chăm trẻ sinh non - Ảnh 15.

Điều dưỡng viên Nguyễn Thuý Quỳnh trang điểm nhẹ sau khi kết thúc ca trực ban ngày từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

 Tận tụy những người mẹ chăm trẻ sinh non - Ảnh 16.

Một điều dưỡng viên trở về nhà vào lúc 8 giờ tối, ngày hôm sau chị sẽ chuyển ca trực từ ban ngày sang ban đêm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

 Tận tụy những người mẹ chăm trẻ sinh non - Ảnh 17.

9 giờ tối, trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh vẫn sáng đèn, một ca trực đêm lại bắt đầu - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

NGUYỄN KHÁNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những hình ảnh đầu tiên từ tâm bão Cát Bà: Đổ nát, hoang tàn đến đau lòng

Nhà tốc mái, cây đổ ngổn ngang, bàn ghế, tủ lạnh tứ tung trên đường… khung cảnh không khác gì một 'trận bom' vừa giội xuống thị trấn Cát Bà.

Những hình ảnh đầu tiên từ tâm bão Cát Bà: Đổ nát, hoang tàn đến đau lòng

Bộ Công an đã sẵn sàng về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước

Bộ Công an cho biết đã sẵn sàng các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ để đảm bảo thu nhận hồ sơ, cấp thẻ căn cước cho công dân từ ngày 1-7.

Bộ Công an đã sẵn sàng về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước

Lính tàu ngầm rèn thể lực

Huấn luyện thể lực, rèn luyện thể thao được đẩy mạnh tạo thành phong trào rộng khắp trong toàn Lữ đoàn tàu ngầm 189.

Lính tàu ngầm rèn thể lực

Huế ngập lụt lớn, đường thành sông, dùng ghe đưa người đi lại

Do mưa lớn, nước các sông lên nhanh khiến nhiều tuyến đường ở Huế bị ngập nặng như sông. Xe cộ ở Huế ngập chết máy la liệt.

Huế ngập lụt lớn, đường thành sông, dùng ghe đưa người đi lại

Hình ảnh kéo buồm trên tàu buồm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam

Tàu Lê Quý Đôn là chiếc tàu buồm hiện đại, duy nhất của Hải quân nhân dân Việt Nam, có khả năng hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết phức tạp.

Hình ảnh kéo buồm trên tàu buồm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam

Toàn cảnh diễn biến vụ tấn công hai 2 trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk

Toàn cảnh vụ nhóm đối tượng đập phá trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk làm 9 người chết, 2 người bị thương.

Toàn cảnh diễn biến vụ tấn công hai 2 trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar