04/12/2018 15:42 GMT+7

Tận dụng được 40% từ FTA nhưng lại lo thua trên sân nhà

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Khoảng 40% cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) được các doanh nghiệp tận dụng có hiệu quả. Mở cửa hội nhập quốc tế tạo ra cơ hội nhưng cũng đầy sức ép cạnh tranh cho hàng hóa trong nước.

Tận dụng được 40% từ FTA nhưng lại lo thua trên sân nhà - Ảnh 1.

Khoảng 40% cơ hội được tận dụng từ các FTA - Ảnh: THÀNH CHUNG

Thông tin đưa ra tại Diễn đàn Hội nhập kinh tế Quốc tế Việt Nam 2018 với chủ đề "Chủ động, đổi mới, thiết thực và hiệu quả" do ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế phối hợp với World Bank và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức sáng ngày 4-12.

Không năng động, sáng tạo khó tận dụng FTA

Là doanh nghiệp lớn trong ngành sữa Việt Nam, sản phẩm xuất khẩu ra 43 nước trên thế giới, song theo đại diện của Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các FTA thế hệ mới sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội tốt và nhiều thách thức không hề dễ chịu.

Theo đó, với 16 FTA mà Việt Nam tham gia, đại diện Vinamilk cho rằng "thách thức sẽ đến trước, sẽ thấy ngay". Cũng bởi, các doanh nghiệp nước ngoài rất năng động, có đầy đủ nguồn lực về con người, tài chính, hệ thống quản trị rất tốt.

"Ngay cả khi FTA còn chưa có hiệu lực thì họ đã từng bước xâm nhập thị trường Việt Nam. Đến khi FTA có hiệu lực thì hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của nước ngoài đã tràn ngập, cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa Việt Nam. Nếu không có sự chuẩn bị tốt từ trước, doanh nghiệp Việt sẽ thua ngay trên sân nhà" - đại diện Vinamilk cho hay.

Đặc biệt với doanh nghiệp ngành sữa, đại diện Vinamilk cho rằng thách thức là rất nghiêm trọng khi Việt Nam không phải là nơi phù hợp cho chăn nuôi bò sữa. Giá thành sản phẩm lại cao, khó khăn khi cạnh tranh với Australia, New Zealand.

Vì vậy, xuất khẩu sữa sang các nước ôn đới không khác gì rước cái khó về nhà, nên doanh nghiệp cho rằng nếu không có sự năng động, sáng tạo thì khó tận dụng cơ hội cho FTA mang lại.

Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, năm 2018 được đánh giá là năm khá sôi động với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do được ký kết, đàm phán. Điển hình là việc Quốc hội chính thức thông qua phê chuẩn Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Việt Nam và EU đã tuyên bố kết thúc rà soát pháp lý Hiệp định Thương mại tự do.

Thực tế này đã góp phần nâng cao tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2018 ước đạt 475 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu đạt 239 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2017. Tuy nhiên, tỷ lệ tận dụng ưu đãi khi xuất khẩu sang thị trường các nước có FTA với Việt Nam đạt khoảng 40%, cao hơn so với các năm là 35.

Có phương án chuẩn bị cho hội nhập

Theo Phó thủ tướng, hội nhập đã sâu rộng nhưng một số địa phương vẫn lúng túng trong việc triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Vẫn tồn tại khoảng cách khá xa về năng lực và thiếu sự gắn kết, hỗ trợ giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đặc biệt, công tác thông tin truyền thông về hội nhập, năng lực giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế còn hạn chế; chưa tận dụng được hết các cơ hội do các hiệp định FTA mang lại.

Ông Đỗ Thắng Hải, thứ trưởng Bộ Công Thương, cũng cho rằng tác động từ chuyển hướng thương mại của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc làm gia tăng làn sóng bảo hộ, ảnh hưởng đến sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

Do đó, ông Hải cho rằng cần liên tục theo dõi, cập nhật các kịch bản đủ chi tiết để ứng phó với biến động kinh tế thế giới. Chủ động rà soát lại những quy định chính sách trong nước, định hướng hàng hoá xuất nhập khẩu và ứng phó với những biến động bất lợi trên thị trường thế giới.

Đồng thời, khuyến khích, kêu gọi tinh thần chủ động của cộng đồng doanh nghiệp trong việc tìm hiểu diễn biến những xu thế thương mại mới và Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Tăng cường sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình xử lý các vấn đề liên ngành và hỗ trợ cho doanh nghiệp thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng cần phải phân tích, dự báo những xu thế diễn biến trong tình hình kinh tế thế giới khu vực, đặc biệt là xu thế bảo hộ thương mại; xem xét các khía cạnh liên quan đến công tác triển khai thực thi các FTA để đánh giá cơ hội, thách thức cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Từ đó có giải pháp và hành động cụ thể để triển khai hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế trong nước theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn.

NGỌC AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách

Đánh giá về ngành hàng sầu riêng Việt Nam, các nhà quản lý, chuyên gia cho rằng có bảy tồn tại, hạn chế cần phải cấp bách khắc phục và hành động quyết liệt trong thời gian tới, để phát triển bền vững ngành hàng tỉ đô.

Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách

Đồng Nai: Điều tra một doanh nghiệp nghi sản xuất phân bón giả

Sau khi nhập nguyên liệu từ Trung Quốc, giám đốc doanh nghiệp đặt mua bao bì, cho công nhân pha trộn, đóng gói rồi bán phân bón thành phẩm ra thị trường.

Đồng Nai: Điều tra một doanh nghiệp nghi sản xuất phân bón giả

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tôi đã từng livestream để bán sách. Đây là công việc không dễ dàng. Nguyên ê kíp phải chuẩn bị kịch bản, các nội dung khuyến mãi, set up trường quay, lưu ý các từ không được nói...

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?

Kết luận không có dấu hiệu hình sự, đề nghị xử phạt hành chính vụ hai mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của ông Nguyễn Quốc Vũ - chồng ca sĩ Đoàn Di Băng - phân phối của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đang gây nhiều tranh cãi.

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar