27/06/2017 22:23 GMT+7

Tấn công mạng diện rộng ở châu Âu

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Tối 27-6 (giờ VN), một loạt các công ty ở châu Âu trở thành mục tiêu của một đợt tấn công mạng chưa rõ thủ phạm. Ukraine khẳng định biến thể mới của mã độc tống tiền WannaCry đã xuất hiện.

Thông báo đòi tiền chuộc hiện trên màn hình tại một điểm rút tiền của ngân hàng Oschadbank, Ukraine sau đợt tấn công - Ảnh: Reuters

Danh sách các nạn nhân trong vụ tấn công mới đang ngày càng kéo dài. Khởi đầu từ tập đoàn sản xuất dầu mỏ lớn nhất Nga Rosneft rồi lan sang Ukraine, Anh, Hà Lan, Na Uy.

Các vụ tấn công diễn ra gần như ngay lập tức tại nhiều nước khác nhau, nhắm vào nhiều công ty trong nhiều lĩnh vực.

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có kết luận các vụ tấn công nhắm vào các nước châu Âu ngày 27-6 có do cùng một nhóm tin tặc tiến hành với cùng một loại mã độc hay không.

Rosneft xác nhận tập hệ thống máy tính của tập đoàn này "đang hứng chịu một cuộc tấn công mạng mạnh mẽ"

"Cuộc tấn công lần này có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên tập đoàn đã chuyển sang một hệ thống vận hành sản xuất thay thế, sản lượng dầu sẽ không vì thế mà bị ảnh hưởng", Reuters dẫn thông báo của Rosneft.

Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga cũng thông tin gã khổng lồ trong ngành khai khoáng Evraz cũng bị ảnh hưởng bởi đợt tấn công. Ngân hàng Trung ương Nga thông báo nhiều ngân hàng tại nước này cũng bị ảnh hưởng.

Hệ thống máy tính của gã khổng lồ năng lượng Rosneft cùng nhiều ngân hàng Nga đã bị ảnh hưởng trong vụ tấn công mạng chiều tối 27-6 - Ảnh: Reuters

Tại Ukraine, Thủ tướng Volodymyr Groysman xác nhận quy mô của vụ tấn công là "chưa từng có tiền lệ" trong lịch sử nước này song không ảnh hưởng đến các hệ thống máy tính "quan trọng".

Tuy nhiên, trong thông báo trên Twitter, Phó thủ tướng Ukraine Pavlo Rozenko khẳng định toàn bộ hệ thống máy tính của chính phủ đã bị sập và kèm theo hình ảnh màn hình máy tính hiện thông báo lỗi.

Ngân hàng trung ương Ukraine xác nhận một loạt các ngân hàng, công ty ở nước này đã bị tấn công mạng khiến một số hoạt động bị gián đoạn. 

Ông Anton Gerashchenko, cố vấn cấp cao của Bộ Nội vụ Ukraine khẳng định "Cryptolocker" - một biến thể của mã độc tống tiền WannaCry là thủ phạm gây tê liệt hàng loạt hệ thống máy tính ở nước này.

Ông Oleksandr Turchynov, người đứng đầu Hội đồng An ninh và Hội đồng quốc phòng Ukraine cáo buộc Nga đứng đằng sau vụ tấn công mạng nhắm vào Ukraine.

"Các phân tích ban đầu về loại vi-rút cho thấy có thể nói đã có bàn tay của người Nga nhúng vào", Reuters dẫn lời ông Turchynov.

Trong khi đó, Trung tâm báo cáo và phân tích đảm bảo thông tin Thụy Sĩ (MELANI) lại cho biết nhiều khả năng mã độc được sử dụng lần này là loại Petya chứ không phải WannaCry.

Nhà chức trách Na Uy xác nhận một công ty quốc tế có chi nhánh ở nước này đã trở thành nạn nhân của đợt tấn công chiều tối 27-6. Thủ đoạn bọn tin tặc sử dụng tương tự với nhóm đứng đằng sau mã độc WannaCry là mã hóa dữ liệu và đòi tiền chuộc.

Các đợt tấn công cũng được ghi nhận tại Hà Lan, Anh. 17 cảng container của công ty APM tại Hà Lan và toàn cầu bị ảnh hưởng, một số máy tính hiện thông báo đòi tiền chuộc của nhóm tin tặc. 

WPP, công ty quảng cáo lớn nhất thế giới có trụ sở tại Anh, xác nhận hệ thống máy tính tại nhiều chi nhánh của công ty bị tê liệt.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

Chỉ cần truy cập, web đã biết bạn đang dùng thiết bị gì: máy tính hay điện thoại. Bằng cách nào mà nó biết điều đó?

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Thời gian qua rộ tin CapCut ‘âm thầm’ cập nhật điều khoản sử dụng để giữ lại video, âm thanh và hiệu ứng do người dùng tạo ra, ngay cả khi họ chưa từng chia sẻ.

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?

Chỉ cần bạn vừa gõ vài chữ cái đầu, Google đã hiện ra đúng điều bạn đang định tìm. Làm thế nào mà công cụ tìm kiếm này có thể ‘đọc' được suy nghĩ của bạn?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar