07/01/2019 11:45 GMT+7

'Tấn công âm thanh' tại Cuba có thể là do dế gáy?

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Các nhà khoa học cho biết tiếng ồn dẫn đến cơn đau đầu, buồn nôn cùng một số triệu chứng khác của một số nhà ngoại giao nước ngoài tại Cuba có thể là tiếng gáy của loài dế đuôi ngắn vùng Caribbean.

Tấn công âm thanh tại Cuba có thể là do dế gáy? - Ảnh 1.

Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Havana của Cuba - Ảnh: AFP

Đại sứ quán Mỹ tại Havana đã cắt giảm hơn nửa số nhân viên trong năm 2017 vì các nhà ngoại giao gặp phải các triệu chứng trên sau khi nghe âm thanh bí ẩn trong nhà và các khách sạn gần nơi họ ở.

Căn bệnh không rõ nguyên nhân này khiến nảy sinh nhiều lời đồn đoán rằng các nhân viên của Đại sứ quán Mỹ và Canada là nạn nhân trong một cuộc tấn công bằng vũ khí âm thanh.

Tuy nhiên, báo Guardian ngày 6-1 dẫn phân tích mới cho thấy các nhà khoa học Anh và Mỹ hiện đang tin rằng nguồn gốc thật sự của âm thanh gây bệnh trên là tiếng gáy của loài dế đuôi ngắn có tên khoa học là Anurogryllus celerinictus.

Phân tích trên dựa vào đoạn ghi âm từ máy bay không người lái của Mỹ tại Cuba. Hãng tin AP từng đăng tải đoạn ghi âm này trước đây.

"Tiếng ồn trong đoạn ghi âm chắc chắn thuộc về một con dế trong nhóm dế đuôi ngắn. Tiếng gáy của loài dế vùng Caribbe này vào khoảng 7kHz và truyền đi ở mức cao bất thường và tạo ra âm thanh chói tai đối với con người" - giáo sư sinh học cảm giác Fernando Montealegre-Zapata của ĐH Lincoln, Mỹ cho biết.

Khi còn là đứa trẻ lớn lên ở Nam Mỹ, ông Zapata từng thức giấc vì âm thanh chói tai xuyên màn đêm. Thủ phạm là con dế trống đang gọi bạn tình mà ông đã bắt nuôi trong nhà.

"Tôi không ngạc nhiên nếu tiếng gáy đó gây phiền phức cho những người không quen nghe tiếng của côn trùng" - ông Zapata nhận định.

Trong nghiên cứu mới, giáo sư Zapata và Alexander Stubbs thuộc ĐH California, Mỹ đã tìm kiếm cơ sở dữ liệu khoa học về âm thanh của côn trùng để tìm ra âm thanh phù hợp nhất với bản ghi âm ở Cuba.

Tuy nhiên tiếng gáy gọi bạn tình của dế Anurogryllus celerinictus trong cơ sở dữ liệu không hoàn toàn trùng khớp với tiếng trong bản ghi âm.

Hai nhà khoa học trên sau đó đã nhận ra sự khác biệt có thể do sự khác nhau về môi trường trong các bản ghi âm. Các nhà khoa học có xu hướng ghi lại tiếng côn trùng trong môi trường tự nhiên trong khi các nhà ngoại giao phàn nàn về những âm thanh khó chịu trong nhà.

Do đó nghiên cứu mới đã ghi lại tiếng gáy của loài dế Anurogryllus celerinictus trong một căn phòng và so sánh với bản ghi do hãng AP đăng tải.

Kết quả cho thấy 2 âm thanh trên rất khớp với nhau.

Tuy nhiên, báo Guardian nói rằng việc xác định nguồn gốc âm thanh không có nghĩa là một cuộc tấn công nào đó đã không xảy ra. Cho đến nay nguyên nhân và bản chất căn bệnh của các nhà ngoại giao vẫn chưa rõ ràng.

Nhà nghiên cứu động vật Gerald Polack của ĐH McGill ở Montreal, Canada nói rằng theo hiểu biết của ông thì tiếng gáy của con dế có thể khiến ta mất ngủ nhưng chưa từng nghe có ai đổ bệnh vì thứ tiếng này.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar