16/03/2017 10:32 GMT+7

Tân Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ không ưa Nga

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn hai vị trí quan trọng trong bộ máy an ninh và tình báo nước này. Nga tỏ ra lo lắng với vị trí Cố vấn An ninh quốc gia.

Tổng thống Donald Trump (phải) và trung tướng H.R. McMaster tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Palm Beach, bang Florida ngày 20-2 sau khi ông Trump công bố bổ nhiệm Cố vấn An ninh quốc gia mới - Ảnh: Reuters

Ngày 15-3 (rạng sáng 16-3, giờ VN), Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu tán thành cho tướng Lục quân H.R. McMaster, 54 tuổi, làm Cố vấn An ninh quốc gia theo quyết định lựa chọn của Tổng thống Donald Trump.

Theo AFP, với 86 phiếu thuận và chỉ 10 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã ủng hộ ông McMaster giữ cương vị Cố vấn An ninh quốc gia trong khi vẫn là tướng lục quân 3 sao.

Theo quy định của Mỹ, vị trí Cố vấn An ninh quốc gia là một trợ lý độc lập của Tổng thống và không cần phải thông qua Thượng viện. Nhưng luật pháp Mỹ qui định Thượng viện nước này phải bỏ phiếu đối với các tướng quân đội 3 sao và 4 sao nếu họ được chỉ định giữ chức vụ mới.

Ông McMaster là trường hợp thứ hai giữ vai trò Cố vấn An ninh quốc gia mà vẫn là một tướng quân đội đang tại ngũ, sau trường hợp của ông Colin Powell.

Nhiệm vụ của Cố vấn An ninh quốc gia của Mỹ có thể thay đổi theo từng nhiệm kỳ chính phủ nhưng vị cố vấn này thường tham dự các cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia cùng với Ngoại trưởng, bộ trưởng Quốc phòng và các lãnh đạo bộ ngành quan trọng khác.

Tướng McMaster nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện John McCain cũng như của Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell vì có kinh nghiệm chiến trường lẫn học thuật. Ông còn được xem là một "tướng trí thức".

Tổng thống Trump công bố quyết định chọn ông McMaster hồi tháng trước sau khi Cố vấn An ninh quốc gia Mike Flynn đột ngột từ chức ngày 13-2 vì những bê bối liên quan tới việc che giấu các mối quan hệ với giới chức Nga trước khi đảm nhận nhiệm vụ.

Tướng McMaster tốt nghiệp Học viện quân sự West Point và có bằng tiến sĩ về Lịch sử Mỹ tại Đại học North Carolina. Ông từng được tạp chí Time chọn vào danh sách 100 người ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014, một phần do ông luôn sẵn sàng chỉ trích chính quyền Mỹ.

Ông từng tham gia Chiến tranh Vùng Vịnh trong Bộ tư lệnh quân sự Mỹ vùng Trung Á và Trung Đông. Năm 1991, ông McMaster được tặng thưởng Huy chương Sao Bạc trong cuộc chiến tại Iraq và đến năm 2004 được tặng thưởng lần nữa sau cuộc chiến chống lực lượng khủng bố al Qaeda ở Tal Afar. Tướng McMaster cũng từng tham chiến ở Afghanistan trong lực lượng liên minh quốc tế chống lại Taliban.

Kinh nghiệm của ông không chỉ giới hạn ở chiến trường. Ông đã viết sách “Dereliction of Duty” (Lơ là nhiệm vụ) vào năm 1997, chỉ trích giới lãnh đạo Mỹ về những yếu kém trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Trong lần trở lại chiến trường Iraq lần thứ hai dưới sự chỉ huy của đại tướng David Petraeus (thời nhiệm kỳ hai của Tổng thống George W. Bush), tướng McMaster là một trong những người tham gia viết về giải pháp chống nổi dậy giúp cho lực lượng Mỹ kiểm soát tình hình lúc đó.

Năm 2016, tướng McMaster từng điều hành một chương trình có tên gọi “Nghiên cứu mới về chiến tranh với Nga” nhằm mục đích định hướng quân đội Mỹ cho cuộc chiến quân sự với Nga.

Ông cũng là tác giả của báo cáo công bố năm 2015 có tên gọi “Tiếp tục và đổi thay: Quan niệm tác chiến của quân đội và Suy gẫm rõ ràng về cuộc chiến tương lai" trong đó kêu gọi Lầu Năm Góc phải chuẩn bị để “ngăn chặn kẻ xâm lược làm điều mà Nga đã làm với Ukraine”.

Việc Tổng thống Trump lựa chọn ông McMaster làm Cố vấn An ninh quốc gia bị phía Nga xem là tín hiệu xấu.

Ông Franz Klintsevich, phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Quốc phòng và An ninh Thượng viện Nga, nói với trang Sputnik: “McMaster chắc chắn 100% là mối đe dọa của Mỹ đối với Nga. Mối đe dọa này không yếu đi và cũng không suy giảm. Cánh quốc phòng và tình báo của Washington sẽ tiến hành chính sách chống Nga”.

Cũng trong ngày 15-3, Thượng viện Mỹ đã nhất trí phê chuẩn quyết định của Tổng thống Trump đề cử cựu Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Dan Coats làm Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (DNI).

Với tỷ lệ 85 phiếu thuận và 12 phiếu chống (chỉ duy nhất TNS Cộng hòa bỏ phiếu phản đối là Rand Paul), ông Dan Coats sẽ chính thức kế nhiệm ông James Clapper, người đã về hưu sau khi ông Barack Obama rời Nhà Trắng ngày 20-1-2017.

Ông Dan Coats, 73 tuổi, từng là một thành viên của Ủy ban Tình báo Thượng viện trước khi về hưu cuối năm 2016. Trong cuộc điều trần trước Thượng viện ngày 28-2, ông Dan Coats cam kết sẽ ủng hộ một cuộc điều tra toàn diện về khả năng Nga tác động vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar