25/03/2020 15:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tạm ngưng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới, hợp đồng đã ký sẽ xem xét cụ thể

TRẦN VŨ NGHI - TRẦN MẠNH
TRẦN VŨ NGHI - TRẦN MẠNH

TTO - Đó là ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về đề nghị của Bộ Công thương về tiếp tục cho xuất khẩu gạo, đồng thời Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành liên quan kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo để điều chỉnh việc xuất khẩu gạo.

Tạm ngưng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới, hợp đồng đã ký sẽ xem xét cụ thể - Ảnh 1.

Lúa ở ĐBSCL đang thu hoạch rộ cần đầu ra để tiêu thụ hết sản lượng cho bà con nông dân - Ảnh: TRẦN MẠNH

Ngày 25-3, Văn phòng Chính phủ gửi thông báo tới các bộ ngành liên quan về ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về vấn đề ngưng hay tiếp tục cho xuất khẩu gạo mà Bộ Tài chính và Bộ Công thương đề xuất trong hai ngày 23 và 24-3.

Theo đó, Thủ tướng giao cho Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ NN&PTNT, Tài chính và các cơ quan liên quan thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt. Đoàn sẽ rà soát, kiểm tra, đánh giá về nguồn cung cấp thóc gạo, tình hình xuất khẩu gạo và dự trữ lưu thông, tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo. 

Trên cơ sở đó báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo đúng quy định của Luật quản lý ngoại thương, nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo và các quy định có liên quan trước ngày 28-3-2020.

Trong khi chờ báo cáo, Thủ tướng yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới. Đối với các hợp đồng đã ký theo đúng quy định của pháp luật sẽ được xử lý cụ thể sau khi đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Công thương báo cáo.

Cũng trong thông báo này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu vừa qua.

Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng gạo cho nhân dân trong nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch bệnh hiện nay.

Trước đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị tạm dừng thực hiện thông báo 121/TB-VPCP ngày 23-2 theo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19 do Thủ tướng chủ trì ngày 23-3.

Trong văn bản này, Bộ Công thương đề nghị tạm dừng thực hiện việc tạm dừng xuất khẩu gạo theo quyết định nói trên của Thủ tướng, tiếp tục cho mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo bình thường sau khi tiếp nhận phản ảnh của một số doanh nghiệp.

Việc tạm dừng cũng là để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ đông xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn kho thực tế ở các doanh nghiệp.

Trong khi đó ngày 25-3, Bộ NN&PTNT cũng có báo cáo gửi Thủ tướng cho biết dự kiến kế hoạch sản xuất lúa năm 2020 đạt 43,5 triệu tấn thóc. 

Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ thóc trong nước là 29,96 triệu tấn. Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2020 từ 6,5-6,7 triệu tấn gạo (tương đương 13-13,4 triệu tấn thóc).

Cũng chiều 25-3, Bộ Công thương cho biết khi Thủ tướng chấp thuận với kiến nghị tạm dừng xuất khẩu thì cơ quan này sẽ cùng các bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính và các bên liên quan làm việc với các tỉnh, thành sản xuất, xuất khẩu gạo trọng điểm cùng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu tại TP.HCM ngay trong ngày mai, 26-3.

Lý giải về việc vì sao Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký văn bản gởi Thủ tướng kiến nghị tạm dừng quyết định dừng xuất khẩu gạo, Bộ Công thương cho biết tại buổi họp nói trên, bộ đã đề xuất Thường trực Chính phủ xem xét một số phương án điều hành xuất khẩu gạo, trong đó có hai phương án, gồm tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo, hoặc cũng có thể xem xét cấp giấy phép xuất khẩu gạo.

Trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành, Thủ tướng đã có ý kiến kết luận về một số biện pháp để bảo đảm an ninh lương thực, trong đó có việc tạm dừng xuất khẩu gạo từ nay đến hết tháng 5-2020.

Tuy nhiên, theo Bộ Công thương, sau khi thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Bộ Công thương nhận được ý kiến của các địa phương vùng ĐBSCL và một số thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo "cần có sự đánh giá lại về sản lượng thóc, gạo vụ đông xuân năm nay cũng như lượng tồn kho thực tế trong dân và tại các doanh nghiệp".

Do đó, Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng "cho phép kiểm tra lại lần nữa lượng tồn kho trong dân, lượng tồn kho trong các doanh nghiệp và báo cáo lại Thủ tướng xem xét quyết định".

TRẦN VŨ NGHI - TRẦN MẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ thương hiệu hoạt huyết Nhất Nhất bị phạt 200 triệu đồng vì đưa thông tin gây nhầm lẫn

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia vừa quyết định xử phạt 200 triệu đồng với Công ty TNHH Nhất Nhất vì đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Chủ thương hiệu hoạt huyết Nhất Nhất bị phạt 200 triệu đồng vì đưa thông tin gây nhầm lẫn

Cuộc đối thoại bất ngờ của Thủ tướng với doanh nhân tư nhân ở Quốc hội

Cuộc đối thoại bất ngờ của Thủ tướng với doanh nhân là lãnh đạo các công ty tư nhân, tạo không khí sôi nổi ở hội trường Diên Hồng, nhà Quốc hội.

Cuộc đối thoại bất ngờ của Thủ tướng với doanh nhân tư nhân ở Quốc hội

Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất: Khách đi nhầm như 'cơm bữa', lòng vòng tìm chỗ gửi ô tô, xe máy

Ngày 18-5, tại nhà ga T3 Tân Sơn Nhất cho thấy tình trạng khách đi nhầm lối, nhầm tầng, thậm chí nhầm cả nhà ga vẫn diễn ra phổ biến.

Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất: Khách đi nhầm như 'cơm bữa', lòng vòng tìm chỗ gửi ô tô, xe máy

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tới 74,9% với nhựa POM copolymer từ Mỹ

Trung Quốc đã áp thuế chống bán phá giá lên tới 74,9% với các mặt hàng nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ EU, Mỹ, Nhật và Đài Loan.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tới 74,9% với nhựa POM copolymer từ Mỹ

Chuỗi pizza 'phát triển nhanh nhất thế giới' đóng cửa toàn bộ chi nhánh tại TP.HCM

Dodo Pizza - chuỗi pizza có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, chính thức đóng cửa toàn bộ chi nhánh tại TP.HCM vào cuối tháng này.

Chuỗi pizza 'phát triển nhanh nhất thế giới' đóng cửa toàn bộ chi nhánh tại TP.HCM

Tổng Bí thư: Có tỉnh phát triển nhờ xin ngân sách Trung ương, không thể phụ thuộc thế được

Tổng Bí thư Tô Lâm nói: "Có cán bộ nói với tôi, con đường phát triển của tỉnh chủ yếu dựa vào xin ngân sách Trung ương, xin kế hoạch".

Tổng Bí thư: Có tỉnh phát triển nhờ xin ngân sách Trung ương, không thể phụ thuộc thế được
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar