28/12/2019 09:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tâm điểm công nghệ 2019: Căng thẳng 'đấu trường' Huawei

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Huawei trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu kể từ khi bà Mạnh Vãn Chu - giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông Trung Quốc - bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Mỹ vào cuối năm 2018.

Tâm điểm công nghệ 2019: Căng thẳng đấu trường Huawei - Ảnh 1.

Nguồn: CNET - NGUYÊN HẠNH - Đồ họa: T.ĐẠT

Đó cũng là lúc dư luận có cái nhìn rõ nét hơn về một đấu trường khác giữa hai cường quốc Mỹ - Trung: công nghệ.

Căng thẳng leo thang

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khởi đầu vào tháng 3-2018 và kéo dài suốt năm 2019. Nó chỉ tạm ngừng leo thang cuối năm nay khi hai bên nhất trí thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1", dự kiến được ký kết đầu năm sau. 

Theo đánh giá của Đài BBC, chính việc Mỹ liên tục nhắm vào Huawei khiến xung đột giữa 2 quốc gia trên càng căng thẳng.

Giới quan sát phần lớn đồng ý với nhận định rằng Huawei đang dẫn đầu thế giới về công nghệ thế hệ mạng di động thứ năm (5G), hệ thống mạng không dây có tốc độ nhanh nhất hiện nay. 

Tuy nhiên, Huawei gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường cho các gói thầu 5G sau khi Mỹ tỏ ra lo ngại về "nguy cơ an ninh" mà công ty Trung Quốc mang tới. Washington đồng thời kêu gọi các đồng minh tẩy chay 5G do Huawei cung cấp.

Đến nay Mỹ đã ngăn các công ty nước này cung cấp linh kiện và công nghệ để hỗ trợ phát triển 5G của Huawei, thông qua sắc lệnh do Tổng thống Donald Trump ký ngày 15-5. Chỉ 5 ngày sau đó, Google tuyên bố Huawei chỉ được sử dụng các phiên bản công khai của hệ điều hành Android, và không có quyền truy cập vào các ứng dụng và dịch vụ độc quyền của hãng nữa.

Tất cả những biện pháp nhằm vào Huawei của Mỹ đều xuất phát từ việc Washington cáo buộc Huawei làm gián điệp cho Bắc Kinh. Chính quyền ông Trump cũng tin rằng các tiến bộ công nghệ Trung Quốc đạt được là nhờ đánh cắp tài sản trí tuệ của doanh nghiệp ngoại, cũng như các khoản trợ cấp công nghiệp từ chính phủ.

Cả chính phủ lẫn truyền thông Mỹ đều ra sức gửi thông điệp của mình đến toàn thế giới. Gần đây nhất, Wall Street Journal, tờ báo của phố Wall - trung tâm tài chính nước Mỹ, ngày 25-12 đưa tin Huawei tạo dựng vị thế nhờ nhận hỗ trợ tài chính tới gần 75 tỉ USD từ chính quyền Trung Quốc.

Với một loạt cáo buộc tương tự trước đó, Washington cho rằng Huawei thực sự nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh. Vì thế, việc cho phép tập đoàn này tham gia vào hệ thống 5G được Mỹ xem như mối đe dọa an ninh quốc gia lớn. Đáp lại, Huawei cũng liên tục phản bác rằng Mỹ không có bằng chứng xác thực cho lời buộc tội trên.

"Chiến tranh công nghệ" 5G

Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council) là một trong những nhóm chuyên gia cố vấn có ảnh hưởng nhất đến Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về chính sách đối ngoại và địa chính trị. Trong một bài viết hôm 16-12, Atlantic Council nhận định Huawei hiện có thể vượt qua Samsung để trở thành hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới vào năm 2020.

Và để viễn cảnh đó trở thành hiện thực, Huawei cần xây dựng nguồn cung thay thế cho các sản phẩm nhập từ Mỹ ngay tại quê nhà. Các sản phẩm này bao gồm hệ điều hành thay thế cho Android, chip xử lý và các ứng dụng riêng nhằm tiếp tục cạnh tranh tốt bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, bài viết cũng cho rằng sẽ là quá sớm để đoán định việc Huawei có thể thành công hay không.

Hiện nay, vẫn còn khá ít quốc gia chính thức ủng hộ chiến dịch tẩy chay của Mỹ nhằm đẩy Huawei ra khỏi kế hoạch phát triển hệ thống 5G. Thống kê của Atlantic Council cho thấy Huawei hiện có 65 hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng 5G trên thế giới và một nửa trong số đó từ châu Âu. Mặc cho các nỗ lực của Mỹ, thị phần 5G của Huawei toàn cầu đã tăng từ 28% trong quý 1 lên 29% trong quý 3-2019.

Một số chuyên gia và báo đài đã đặt tên "chiến tranh công nghệ" cho cuộc chạy đua 5G hiện nay, như một bước tiến mới của cuộc chiến thương mại. Cuộc chiến này cũng làm dấy lên nỗi lo lớn về tiến trình phát triển công nghệ của thế giới sẽ trở nên phân mảnh và đứt đoạn, theo tạp chí Forbes.

Hồi đầu năm nay, chủ tịch của Huawei tại Tây Âu Vincent Peng đã nói với Forbes rằng dù Huawei đang xây dựng hệ điều hành thay thế cho Android, hãng vẫn muốn trì hoãn việc ra mắt hệ điều hành mới càng lâu càng tốt. Sự chia rẽ toàn cầu trong tiêu chuẩn công nghệ viễn thông sẽ là thảm họa cho nền kinh tế thế giới, ông Peng nhấn mạnh.

24,8%

Báo cáo mới của Strategy Analytics dự đoán đến năm 2023, Huawei sẽ dẫn đầu trong số người dùng thuê bao 5G toàn thế giới. Cụ thể, Huawei sẽ chiếm 24,8% trong khi Ericsson và Nokia lần lượt chiếm 22,9% và 22,7%.

Trung Quốc dọa trả đũa vào xe hơi Đức nếu Huawei bị Berlin cấm cửa

TTO - Đại sứ Trung Quốc tại Đức đe dọa Bắc Kinh sẽ trả đũa Đức, nếu nước này loại tập đoàn viễn thông Huawei ra khỏi danh sách nhà cung cấp cho hệ thống mạng 5G.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Thiết bị thông minh ngày càng nhanh, pin vẫn chậm

Công nghệ thay đổi từng ngày, nhưng pin, nguồn cung cấp năng lượng cho các thiết bị, vẫn giậm chân tại chỗ. Từ điện thoại tới kính thực tế ảo, pin có vẻ chưa theo kịp thời đại.

Thiết bị thông minh ngày càng nhanh, pin vẫn chậm

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Tại Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng, từ ransomware đến đánh cắp dữ liệu qua hình thức lừa đảo (phishing)...

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Trước nguy cơ deepfake lan rộng, Đan Mạch đang xem xét dự luật cho phép người dân giữ bản quyền với khuôn mặt, giọng nói của họ.

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Nhiều người tải nhầm ứng dụng giả Google Maps khi 'tìm lại ký ức xưa' trên Street View

Theo trào lưu tìm lại ảnh cũ trên Google Maps, nhiều người đã search và cài đặt ứng dụng này nhưng vô tình tải nhầm app giả mạo.

Nhiều người tải nhầm ứng dụng giả Google Maps khi 'tìm lại ký ức xưa' trên Street View

Việt Nam đã có nền tảng blockchain quốc gia, ứng dụng đa ngành nghề

NDAChain vừa được Chủ tịch Hiệp hội, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt chủ trương triển khai trong hệ thống các nền tảng lõi quốc gia.

Việt Nam đã có nền tảng blockchain quốc gia, ứng dụng đa ngành nghề
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar