12/03/2022 13:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tẩm bổ cho trẻ F0, trẻ vừa khỏi COVID-19 sao cho đúng?

THU HIẾN
THU HIẾN

TTO - Hiện nay số trẻ mắc COVID-19 đang tăng cao. Để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch, trẻ cần được theo dõi thường xuyên và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

Tẩm bổ cho trẻ F0, trẻ vừa khỏi COVID-19 sao cho đúng? - Ảnh 1.

Một mẩu quảng cáo đông trùng hạ thảo cho trẻ F0 trên mạng - Ảnh: THU HIẾN chụp lại

Tuy nhiên nhiều phụ huynh đã ngộ nhận trong chăm sóc dinh dưỡng cho con, cứ nghĩ "đồ đắt tiền là đồ tốt", sẵn sàng bỏ tiền triệu mua tổ yến, sâm, đông trùng hạ thảo... về tẩm bổ cho con.

Theo TS.BS Trương Thị Ngọc Lan - phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM - khi trẻ đang mắc COVID-19, không nên tẩm bổ bằng đông trùng hạ thảo và sâm, chỉ dùng những bài thuốc đông y có công dụng giải cảm.

Ngay cả khi trẻ đã khỏi COVID, cha mẹ cũng không nên dùng đông trùng hạ thảo và sâm vì có thể khiến trẻ dễ bị chảy máu cam.

Bà giải thích: theo y học cổ truyền, cơ thể trẻ em có tính nhiệt nhiều hơn so với hàn, người rất nóng, trong khi sâm và đông trùng hạ thảo đều là những bài thuốc nóng nên không phù hợp để tẩm bổ cho trẻ. 

Cũng theo TS Lan, sau khi trẻ khỏi COVID-19, có thể tẩm bổ bằng bài thuốc đông y, song phải có bác sĩ bắt mạch, kê toa, cho thuốc. Nếu dùng sai thuốc, sai cách, trẻ sẽ thêm nóng, người bứt rứt, khó ngủ, khó tập trung.

TS.BS Nguyễn Thị Thu Hậu - trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết đa số trẻ mắc COVID-19 đều ở thể nhẹ, nên chăm sóc trẻ như thế nào để trẻ không mệt mỏi và mau phục hồi là điều rất cần thiết. Việc tăng cường miễn dịch, sức khỏe cho trẻ sẽ giúp trẻ mau phục hồi và chống lại dấu hiệu kéo dài của hậu COVID-19 về sau. Theo đó, phụ huynh nên chọn chế độ ăn đầy đủ chất, mềm và dễ tiêu hóa hơn.

"Chế độ dinh dưỡng cần đầy đủ chất dinh dưỡng với 8 nhóm thực phẩm gồm nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng - xanh thẫm; cung cấp đầy đủ các vi chất, đảm bảo dinh dưỡng để giúp cho hệ miễn dịch của trẻ tốt hơn và mau khỏi bệnh. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, tránh uống nước ngọt công nghiệp làm tăng phản ứng viêm, làm cơ thể mệt mỏi", TS Thu Hậu khuyến nghị.

TS Hậu cũng chia sẻ thêm: trẻ mắc COVID-19 đa phần là mắc biến chủng Omicron. Biến chủng này nằm ở đường hô hấp trên nên phụ huynh cần cung cấp đủ nước cho trẻ để tống đàm ra, giúp hệ hô hấp thông thoáng hơn.

Hiện nay trong mùa dịch, rất nhiều sản phẩm được quảng cáo sẽ giúp nhanh phục hồi bệnh, thậm chí diệt COVID-19. Song đến nay chưa có bất kỳ sản phẩm nào có thể diệt được COVID-19, chỉ có thể dùng chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, có lợi cho hệ miễn dịch để trẻ chống lại bệnh.

"Nhiều phụ huynh không ngần ngại bỏ ra khoản tiền lớn để mua tổ yến bồi bổ cho con, tuy nhiên tổ yến mang giá trị về mặt tinh thần, tâm lý nhiều hơn, bởi qua phân tích, trong thành phần của tổ yến có chứa các axit amin thiết yếu và chất xơ nhưng hàm lượng ít. Còn cảm giác khỏe hơn khi ăn tổ yến là do khi nấu tổ yến, người ta thường cho thêm đường phèn, cơ thể đang mệt mỏi khi ăn đường phèn vào cảm thấy khỏe hơn", bà giải thích.

Theo Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, cha mẹ cần theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ để xác định xem trẻ có khả năng bị suy dinh dưỡng cấp hay không:

- Theo dõi cân nặng định kỳ cho trẻ, nếu có thể được 3-5 ngày/lần. Nếu trẻ sụt cân từ 1-2%/1 tuần cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn thích hợp.

- Đánh giá biểu hiện đường tiêu hóa hằng ngày của trẻ như: chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng bởi chúng sẽ làm suy giảm lượng thức ăn và giảm hấp thụ.

- Theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào trong ngày. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào dưới 70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cần được tư vấn cụ thể bởi nhân viên y tế.

Trẻ mắc COVID-19 đến khám đông đúc ở các bệnh viện nhi TP.HCM

TTO - Những ngày qua, các bệnh viện nhi đồng trên địa bàn TP.HCM tiếp nhận rất đông bệnh nhi đến khám có triệu chứng nghi ngờ COVID-19, trong số này nhiều trẻ nhiễm COVID-19. Từ khu vực khám sàng lọc, đến test nhanh đều phải làm việc hết công suất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Hiện nay rất nhiều nơi rao bán sản phẩm có mác 'nhà làm' nhưng lại mang ra kinh doanh, vậy ai kiểm chứng chất lượng?

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Vô lý tin đồn uống rượu với sầu riêng gây chết người

Uống rượu với sầu riêng có thể gây buồn nôn, đỏ mặt, tim đập nhanh, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy gây chết người.

Vô lý tin đồn uống rượu với sầu riêng gây chết người

Liệt tứ chi sau mũi tiêm thuốc giảm đau mỏi cổ vai gáy

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận trường hợp nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, suy hô hấp nguy kịch sau khi tiêm thuốc giảm đau cổ vai gáy tại một phòng khám tư nhân.

Liệt tứ chi sau mũi tiêm thuốc giảm đau mỏi cổ vai gáy

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Lực lượng chức năng phát hiện một lò mổ heo trái giờ quy định và heo có dấu hiệu bị bệnh, giữa lúc ở Huế ghi nhận hơn 30 trường hợp mắc liên cầu lợn.

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Người đàn ông ở xã Ea Tul (tỉnh Đắk Lắk) tử vong nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn nhưng chỉ tiêm một mũi vắc xin phòng bệnh.

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'

Theo Sở Y tế TP.HCM, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế 2-3 tháng đối với bệnh mạn tính không phải 'cấp phát tùy ý', người dân cần nắm rõ quyền lợi bảo hiểm y tế và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ...

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar