07/09/2021 15:19 GMT+7

Tại sao phim chiếu rạp nhất thiết lại phải qua hội đồng phim quốc gia?

MAI THƯƠNG
MAI THƯƠNG

TTO - Sáng 7-9, hội thảo góp ý dự thảo Luật điện ảnh sửa đổi đã diễn ra bằng hình thức trực tuyến. Theo ý kiến các chuyên gia, để thúc đẩy điện ảnh phát triển cần có những thay đổi từ nhận thức để phù hợp với bối cảnh hiện tại.

Tại sao phim chiếu rạp nhất thiết lại phải qua hội đồng phim quốc gia? - Ảnh 1.

Sáng 7-9, hội thảo góp ý dự thảo Luật điện ảnh sửa đổi đã diễn ra bằng hình thức trực tuyến - Ảnh: BTC

Xem điện ảnh là ngành công nghiệp "không khói"

Tại hội thảo, các chuyên gia đều nhận định trải qua 15 năm thực thi, Luật điện ảnh năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đến nay đã bộc lộ nhiều điểm lạc hậu, không còn phù hợp với sự vận động của đời sống xã hội cùng sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, kỹ thuật số.

Bà Ngô Phương Lan - nguyên cục trưởng Cục Điện ảnh, chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam - cho rằng Luật điện ảnh 2006 (sửa đổi, bổ sung 2009) được ban hành cách đây hơn chục năm, khi điện ảnh đang tồn tại ở dạng "truyền thống" phim nhựa.

Đến nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, phim nhựa đã chuyển sang phim kỹ thuật số cho nên những quy định trong bộ luật hiện hành không còn phù hợp, thậm chí cản trở sự phát triển của điện ảnh.

"Luật điện ảnh phải điều chỉnh các hoạt động điện ảnh trong môi trường công nghệ số để khuyến khích điện ảnh phát triển" - bà Lan nhấn mạnh. Hơn nữa, điện ảnh từ lâu đã vừa là ngành nghệ thuật tổng hợp, vừa là ngành công nghiệp - bộ phận quan trọng của công nghiệp văn hóa.

"Phát triển ngành điện ảnh là phát triển một "ngành công nghiệp không khói" có đóng góp quan trọng đến kinh tế, thúc đẩy du lịch dịch vụ phát triển. Một bộ phim thành công có thể tạo ra một điểm đến thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm. Ngay Việt Nam đã có các địa điểm du lịch như "hoa vàng trên cỏ xanh" ở Phú Yên, hay "King Kong" ở Ninh Bình" - ông Đậu Anh Tuấn, trưởng Ban Pháp chế VCCI, nói tại hội thảo.

Phương án nào cho phổ biến phim trên mạng?

Cũng theo ông Đậu Anh Tuấn, Luật điện ảnh phải đặt trong bối cảnh thị hiếu của khán giả đang thay đổi rất nhanh. Các ứng dụng, kho phim trực tuyến như Netflix đang dần thay thế phim chiếu rạp, YouTube đang dần thay thế tivi, khái niệm phim đang rộng dần. Bối cảnh này đặt ra sự cấp thiết cho việc thay đổi cách thức phổ biến phim trên mạng.

Tại hội thảo, ông Trần Thanh Hiệp - nguyên hiệu trưởng Trường đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội - chia sẻ: "Phim trên không gian mạng có một khối lượng vô cùng lớn, hướng tới thỏa mãn nhu cầu đa dạng của người xem, nhưng không phải phim nào cũng có giá trị nhân văn.

Bên cạnh việc được tự do lựa chọn thời điểm, phương tiện xem phim, người xem còn được tự do lựa chọn nội dung phim. Có những nội dung đã làm cho dư luận không chỉ một lần băn khoăn, lo lắng".

Dự thảo Luật điện ảnh sửa đổi đã đề cập tới việc phổ biến phim trên không gian mạng tại điều 22 với 2 phương án: tự phân loại phim hoặc phim chỉ được phổ biến khi có giấy phép phân loại.

"Tôi thấy phương án tự phân loại phim phù hợp với xu thế phát triển. Vấn đề chính là công tác thanh tra, kiểm soát, hậu kiểm của chúng ta phải được quan tâm, đổi mới, chuyên nghiệp hóa sâu và nâng cao chất lượng" - ông Trần Thanh Hiệp bày tỏ quan điểm.

Các ý kiến cũng nghiêng về phương án chỉ hậu kiểm đối với phim trên không gian mạng, tức là không tiến hành cấp phép nhưng phim vẫn phải đảm bảo đủ điều kiện như: có bản quyền hợp pháp, nội dung phim không quy định điều cấm của Luật điện ảnh, phải có cảnh báo và hiển thị mức phân loại độ tuổi phổ biến phim,...

Đối với cơ chế kiểm duyệt phim, vài ý kiến đưa ra "nhất quyết không được độc quyền".

"Cần thay đổi cơ chế kiểm duyệt phim đột phá hơn. Tại sao các đài truyền hình vẫn tự cấp phép, kiểm duyệt được các phim truyền hình mà phim ở rạp nhất thiết lại phải qua hội đồng phim quốc gia?

Liệu có thể xây dựng cơ chế để nhiều đơn vị cùng có quyền thẩm định và cấp phép các bộ phim. Nhà nước chỉ cấp phép thành lập các trung tâm thẩm định, giám sát hoạt động và thậm chí rút phép các trung tâm thẩm định khi họ không thực hiện tốt. Như vậy tránh tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi" - ông Tuấn đặt vấn đề.

Dự thảo Luật điện ảnh sửa đổi: Nhiều bức xúc nhưng ngại góp ý

TTO - Theo các chuyên gia, đây là thời điểm quan trọng để ngành sản xuất phim góp ý cho quy định kiểm duyệt điện ảnh vì vẫn đang trong giai đoạn lấy ý kiến cho dự thảo Luật điện ảnh (sửa đổi), không nên để đến khi "gạo nấu thành cơm" mới than thở.

MAI THƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người sáng tác nhiều hit của The Carpenters qua đời; Bắc Bling có phiên bản mới

Một số tin tức nổi bật: Bắc Bling có phiên bản mới; Khán giả vẫn chê Nguyễn Duyên Quỳnh hát Viết tiếp câu chuyện hòa bình; Lưu Vũ Ninh và Tống Tổ Nhi gây sốt nhờ Khom lưng; Ali Hoàng Dương vẫn không bật lên được với EP đầu tay...

Người sáng tác nhiều hit của The Carpenters qua đời; Bắc Bling có phiên bản mới

Hào quang của Cannes lu mờ

Người săn phim mới giảm mạnh, nhà hàng vắng khách, loạt băng rôn khổng lồ từng phủ kín đại lộ Croisette nay biến mất, thảm đỏ thiếu vắng những bộ trang phục lộng lẫy... khiến ánh hào quang của Cannes phai nhạt.

Hào quang của Cannes lu mờ

Cannes bước qua ngày cuối cùng với hai phim xuất sắc và giải Palm Dog danh giá

Liên hoan phim Cannes bước sang ngày thứ 10 với không khí sôi động, khi hai tác phẩm cuối cùng trong danh sách tranh giải Cành cọ vàng The Mastermind và Young Mothers chính thức ra mắt và nhận phản hồi nồng nhiệt từ giới phê bình.

Cannes bước qua ngày cuối cùng với hai phim xuất sắc và giải Palm Dog danh giá

Phim về bệnh AIDS đoạt giải, Scarlett Johansson và Kristen Stewart trắng tay tại Cannes

Hollywood không áp đảo cuộc chơi. The Chronology of Water của Kristen Stewart và Eleanor the Great của Scarlett Johansson đều không được xướng tên ở bất kỳ hạng mục nào.

Phim về bệnh AIDS đoạt giải, Scarlett Johansson và Kristen Stewart trắng tay tại Cannes

Không chỉ ở Việt Nam, phim Doraemon mới cũng gây tranh cãi lồng tiếng tại Nhật

Một số tin tức nổi bật: Phim Doraemon mới cũng từng gây tranh cãi với vai lồng tiếng khách mời tại Nhật; Alex Garland đạo diễn phim live-action Elden Ring; Yoasobi thắng lớn tại Music Awards Japan 2025...

Không chỉ ở Việt Nam, phim Doraemon mới cũng gây tranh cãi lồng tiếng tại Nhật

Rạp phim đóng cửa, truyền hình dời lịch chương trình giải trí, hoãn show trong hai ngày Quốc tang

Không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong thời gian tổ chức lễ Quốc tang; nhiều đơn vị, cá nhân tiếp tục ra thông báo tạm hoãn các chương trình.

Rạp phim đóng cửa, truyền hình dời lịch chương trình giải trí, hoãn show trong hai ngày Quốc tang
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar