13/10/2019 16:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tại sao người Nhật luôn đoàn kết và kiên cường trong thảm họa?

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Mắc kẹt trong cơn bão tuyết suốt 10 giờ ở Nhật Bản, vị chuyên gia của Ngân hàng Thế giới có duyên được nhìn thấy tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong khó khăn của người Nhật. "Tôi sẽ không bao giờ quên được" - ông nói.

Tại sao người Nhật luôn đoàn kết và kiên cường trong thảm họa? - Ảnh 1.

Lính cứu hỏa tuần tra trên một con phố ngập sâu do mưa lớn trong siêu bão Hagibis ở Tokyo - Ảnh: REUTERS

Câu chuyện này được kể lại bởi ông Joaquin Toro - chuyên gia về quản lý rủi ro thảm họa của Ngân hàng Thế giới (WB) - trong chuyến công tác đến Tokyo, Nhật Bản, hồi tháng 2-2014:

Sau hơn 2 giờ mắc kẹt ở một ga tàu nhỏ gần Tokyo giữa lúc tuyết rơi dày và nhiệt độ tê cóng, người lái tàu thông báo cho chúng tôi lần thứ 3: Không có tiến triển mới. 

"Các nhân viên của chúng tôi đang làm việc để khắc phục hệ thống" - giọng nói phát qua chiếc loa trấn an hành khách.

Lúc đó, người đàn ông cao tuổi ngồi cạnh tôi xoay qua nói: "Chúng ta phải làm phận sự của mình, mọi người đang làm việc hết sức trong bão tuyết để chúng ta có thể di chuyển. Chúng ta cần giữ bình tĩnh và chờ đợi - chúng ta không thể làm phiền thêm".

Tôi bắt đầu hiểu tại sao người Nhật lại bền bỉ, kiên cường đến thế.

Hôm ấy là ngày 9-2, tôi đang di chuyển ra sân bay Narita để về nhà sau chuyến công tác. Trận bão tuyết đó là lớn nhất trong 40 năm tại Nhật, tuyết phủ dày hơn 27cm ở Tokyo và nhiều khu vực khác, nhiều công trình trong thành phố bị sập, khiến ít nhất 11 người chết và 1.200 người bị thương trên cả nước.

Tôi đến nhà ga chật kín người lúc 16h30. Đoàn tàu đến hơi muộn - một điều bất thường ở Tokyo, và chở rất đông hành khách. Tàu chạy được chừng 20 phút thì dừng lại không rõ trong bao lâu. Tôi ngạc nhiên vì không ai than phiền hay di chuyển.

Một cô gái trẻ tên Wakako giúp tôi xem tình trạng chuyến bay bằng điện thoại, nó chỉ bị hoãn lại. Hơn 1 giờ trôi qua, người lái tàu thông báo hệ thống gặp trục trặc và không biết bao giờ tàu mới chạy tiếp được.

Phản ứng trước tin này, Wakako rút ra một thanh sôcôla trong túi xách tay của mình, bẻ nó ra thành từng miếng nhỏ rồi phát cho mọi người! Cô ấy không phải người duy nhất - những người khác bắt đầu chia nhau kẹo, nước uống, thực phẩm... cốt chỉ để khoảng thời gian chờ đợi thoải mái hơn.

Hành khách bắt đầu di chuyển, và thú vị thay, chỉ là những người có ghế ngồi ngay từ đầu, họ đứng lên để nhường chỗ cho những người đang đứng - một ông lão lớn tuổi cứ nhất mực bắt chàng thanh niên ngồi vào chỗ của mình.

Nhìn cảnh đó, tôi không khỏi nghĩ đến trận động đất, sóng thần kinh hoàng tàn phá nước Nhật hồi năm 2011, cướp đi sinh mạng hàng ngàn người. Tôi nhớ những người Nhật cao niên đã xung phong đi dọn dẹp khu nhà máy điện hạt nhân để những người trẻ không bị phóng xạ làm ảnh hưởng.

Tại sao người Nhật luôn đoàn kết và kiên cường trong thảm họa? - Ảnh 2.

Trận bão tuyết năm 2014 gây thiệt hại khá lớn tại Nhật - Ảnh: KYODO

Sau hơn 3 giờ chờ đợi, người lái tàu thông báo hệ thống chưa sẵn sàng trong ít nhất 3 giờ nữa. Để không bị lỡ chuyến bay, Wakako và tôi quyết định đi bộ đến nhà ga gần đó để tìm xe taxi hoặc đoàn tàu khác. Đường đi ngập dưới lớp tuyết dày.

Dọc đường, Wakako hỏi một tài xế tên Satoshi rằng liệu anh có thể cho chúng tôi đi nhờ quãng đường còn lại không, và anh đồng ý. Dù không nhanh hơn đi bộ là mấy, nhưng ít ra chúng tôi thoát được cái lạnh tê người.

Khi xe đến được ga tàu đông đúc, Satoshi ngỏ lời chở chúng tôi ra sân bay mặc dù anh đã lái xe trong suốt hơn 4 giờ. Vật lộn trong kẹt xe và biển chắn đường, chúng tôi đến gần sân bay thì nhận được tin toàn bộ chuyến bay đã bị hủy.

Ngạc nhiên thay, Satoshi nói: "Có một ngạn ngữ Nhật thế này: 'Nếu tôi gặp anh, chắc phải có cái duyên nào đó, và tôi nên làm hết sức để giúp anh'. Tôi sẽ chở anh về lại Tokyo".

Tất cả khách sạn đều kín phòng đêm đó, nhưng nhóm chúng tôi quyết áp dụng những gì đã trải nghiệm trong ngày hôm đó để chia sẻ căn phòng cuối cùng với mọi người. Đó là những bài học tôi không bao giờ quên được.

Người Nhật bỏ người, cầu nguyện cho mèo trong siêu bão Hagibis? Một con số đáng kính nể: hơn 70.000 người Nhật đại thọ 100 tuổi Siêu bão Hagibis xé toạc nhà cửa ở Nhật, đường sá chìm trong biển nước

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Estonia thông báo tàu chở dầu Green Admire được cho bị Nga 'bắt giữ' trong lãnh hải nước này đã được thả, dấu hiệu cho thấy căng thẳng Biển Baltic phần nào hạ nhiệt.

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Tổng thống Philippines chủ trương "thêm bạn, bớt thù", muốn sử dụng ba năm còn lại của nhiệm kỳ để tập trung thực hiện chương trình nghị sự.

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Một nhóm bác sĩ tại miền Nam California, Mỹ vừa thực hiện ca cấy ghép bàng quang đầu tiên trên người, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân mắc các bệnh lý bàng quang nghiêm trọng và khó điều trị.

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar