16/01/2019 14:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tại sao ngựa vằn lại có sọc trắng đen?

MINH HẢI (Tổng hợp)
MINH HẢI (Tổng hợp)

TTO - Vì sao ngựa vằn lại có sọc và sọc đó có tác dụng gì là câu hỏi hóc búa, gây tranh cãi trong giới khoa học từ nhiều năm nay.

Tại sao ngựa vằn lại có sọc trắng đen? - Ảnh 1.

Ảnh:FactZoo

Ngựa vằn là một trong những loài động vật dễ nhận biết nhất trên Trái đất nhờ có bộ lông hình sọc trắng đen đặc biệt của mình. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu tác dụng của những sọc xen kẽ và đưa ra cách giải thích khác nhau.

Mới đây nhất, trong một bài đăng trên tạp chí khoa học của Hiệp hội Hoàng gia Anh, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Eotvos Lorand (Budapest, Hungary) đã đưa ra một giải thích mới. Đó là loài ngựa vằn ‘sử dụng’ sọc cơ thể như một cách ngăn chặn côn trùng hút máu.

Các nhà khoa học tiến hành quan sát những con ngựa vằn và ngựa nâu ở Hungary, nơi có nhiều loài côn trùng hút máu trong những tháng mùa hè. Kết quả cho thấy những con ngựa nâu bị côn trùng đốt nhiều hơn 10 lần so với ngựa vằn.

Họ cũng thử nghiệm trên một nhóm tình nguyện viên vẽ cơ thể. Một nhóm vẽ sơn màu sắc khác và một nhóm vẽ sọc trắng đen như ngựa vằn. Kết quả thu được cũng tương tự như với loài ngựa.

Lý giải điều này, nhóm nghiên cứu cho rằng các sọc trắng đen xen kẽ nhau có tác dụng tán xạ ánh sáng, khiến cho những con côn trùng hút máu khó nhìn thấy mục tiêu hơn. 

Những thổ dân châu Phi và Úc cũng thường sử dụng cách thức vẽ màu sọc trên cơ thể để ngăn côn trùng. Màu vẽ cũng có tác dụng khác là giảm kích ứng từ vết cắn.

Trước khi có lời giải thích này, nhiều giả thuyết về tác dụng của sọc trắng đen từng được đưa ra. Một số nhà khoa học cho rằng đó là cách thức ngụy trang để che giấu những con ngựa con giữa những con ngựa lớn; khiến những động vật săn mồi dễ bị lóa mắt khó phát hiện; hoặc giúp điều hòa thân nhiệt.

Ngoài ra, sọc trắng đen của ngựa vằn còn mang lại lợi ích xã hội đáng kể, giúp chúng nhận ra nhau. Điều này đặc biệt quan trọng trong giao tiếp thị giác giữa ngựa mẹ và con của chúng.

Những giải thích này đều được công bố trên những tạp chí khoa học uy tín thế giới và gây ra nhiều tranh cãi. Phần lớn chúng chưa được xác nhận bằng thực nghiệm. Do đó, tác dụng chính xác của các sọc trắng đen của loài ngựa vằn cho đến nay vẫn chưa được kết luận.

Giả thuyết mới của nhóm nghiên cứu trường Đại học Eotvos Lorand cũng chưa hoàn toàn được coi là chính xác, nhưng có thể khiến chúng ta thêm hiểu biết và thêm một sự lý giải mới về bộ lông đặc biệt của ngựa vằn.

TTO - Đây là câu hỏi 'kinh điển' trẻ con hay hỏi người lớn. Vậy bạn có biết tại sao?

MINH HẢI (Tổng hợp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 lý do nên tránh rượu bia khi đang chấn thương

Rượu bia có ảnh hưởng tiêu cực đến các quá trình then chốt như tái tạo mô, phục hồi cơ bắp và điều hòa nội tiết sau chấn thương.

5 lý do nên tránh rượu bia khi đang chấn thương

5 thói quen hằng ngày âm thầm gây hại gan

Gan là một trong những cơ quan 'cày cuốc' chăm chỉ nhất trong cơ thể người, đảm nhiệm chức năng thải độc, hỗ trợ tiêu hóa, lưu trữ dưỡng chất.

5 thói quen hằng ngày âm thầm gây hại gan

Mã QR được hình thành thế nào? Vô số mã QR, liệu có bị trùng không?

Mã QR xuất hiện ở khắp nơi, từ thanh toán, đặt vé đến tra cứu thông tin. Nhưng ít ai biết mã này được hình thành ra sao và vì sao dù phổ biến đến vậy, chúng gần như không bao giờ bị trùng lặp.

Mã QR được hình thành thế nào? Vô số mã QR, liệu có bị trùng không?

Vì sao dung lượng điện thoại thường là 64GB, 128GB mà không phải con số khác?

Những con số dung lượng như 64GB và 128GB không phải là sự ngẫu nhiên. Khám phá cách thức hoạt động của bộ nhớ và ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trong bài viết này.

Vì sao dung lượng điện thoại thường là 64GB, 128GB mà không phải con số khác?

Ghế 11A có thật là chỗ ngồi an toàn nhất trên máy bay?

Ngoài hành khách trong vụ tai nạn máy bay hãng Air India ngày 12-6, một nam ca sĩ cũng may mắn sống sót nhờ ngồi ghế 11A. Đây có phải là chỗ ngồi an toàn nhất trên máy bay?

Ghế 11A có thật là chỗ ngồi an toàn nhất trên máy bay?

Vì sao nhiều người đặt muỗng gỗ lên miệng nồi khi nấu ăn?

Nhiều người truyền tai nhau đặt muỗng gỗ lên miệng nồi khi nấu ăn để ngăn nước trào ra. Thực tế mẹo này có cơ sở khoa học và đem lại hiệu quả nhất định.

Vì sao nhiều người đặt muỗng gỗ lên miệng nồi khi nấu ăn?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar