22/10/2015 08:56 GMT+7

Tại sao kẹt xe lại chạy ngược chiều và vượt đèn đỏ?

NHÓM KHẢO SÁT
NHÓM KHẢO SÁT

TT - Nhiều lúc người bị kẹt xe hay tìm cách để thoát ra nhanh hơn bằng việc lách vào hẻm, leo vỉa hè, lấn sang làn đường khác, thậm chí chạy ngược chiều và vượt đèn đỏ. Nên chăng?

Giao thông hỗn loạn trên một ngã ba cắt đường Hoàng Minh Giám, quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: H.Khoa

Khi bị kẹt xe, nhiều người cho biết sẽ tìm cách để “thoát thân” bằng việc lách vào hẻm, leo vỉa hè, lấn sang làn đường khác, thậm chí chạy ngược chiều và vượt đèn đỏ. Tuy nhiên, đa số cũng nhìn nhận những cách đó không mấy hiệu quả.

Đó là kết quả cuộc khảo sát nhanh mà Tuổi Trẻ vừa thực hiện với 60 người dân TP.HCM, trong đó có 30 người đi xe máy, 20 người lái xe hơi và 10 tài xế xe buýt, về cách mà họ đối phó với chuyện kẹt xe thường xuyên trên địa bàn thành phố.

Đồ họa: Tấn Đạt

Leo vỉa hè, vượt đèn đỏ...

Khi được hỏi thường làm gì lúc mắc kẹt trong dòng xe ùn tắc, phần đông người trả lời khảo sát nói rằng họ thường phải chờ đợi và nhích từng bước (85% ý kiến). Tuy nhiên, nhiều lúc họ cũng phải tìm cách để thoát ra nhanh hơn.

Với những người đi xe máy, ba cách thường được áp dụng là luồn lách vào các con hẻm, đường tắt (90% ý kiến), leo vỉa hè (60%) và chạy sang làn đường khác vắng hơn (60%). Cũng có người cho biết đã chọn cả cách chạy ngược chiều (30%) và vượt đèn đỏ (23,3% ý kiến).

Xe hơi vì to hơn và mức phạt vi phạm cũng cao hơn xe máy nên các bác tài dường như dè dặt hơn khi kiếm cách thoát khỏi đám đông kẹt xe. Mặc dù vậy, cũng chỉ có 80% bác tài trả lời khảo sát khẳng định không bao giờ vượt đèn đỏ, 95% không chạy ngược chiều.

Thậm chí, chỉ có 40% khẳng định mình không đi lấn sang làn đường khác. Ngay cả chuyện tưởng chừng quá khó với xe hơi như leo vỉa hè, cũng có tới 20% nói mình thi thoảng vẫn làm vậy.

Giữa đám đông kẹt xe, theo thừa nhận của cánh tài xế xe buýt thì loại xe này “hay bị người ta chửi nhất”. Việc leo vỉa hè hay luồn lách trong hẻm là điều không thể với tài xế xe buýt. Họ cũng nói không bao giờ vượt đèn đỏ hay chạy ngược chiều.

Dù vậy vẫn có 50% trong số 10 bác tài được hỏi nói rằng họ thi thoảng vẫn tranh thủ vượt đèn vàng, phóng nhanh, rú còi để đám đông dạt ra.

Tuy nhiên, đa số người tham gia khảo sát nói rằng những cách làm của mình ít hiệu quả, hoặc có hiệu quả “nhưng cũng mệt cả người”. Bởi vì nhiều người đã nói giống như bác xe ôm Nguyễn Văn Hai ở Q.8: “Mình có leo lên lề thì người ta cũng leo lề, chạy vô hẻm thì người ta cũng biết chạy vô hẻm chứ. Thành ra kẹt cứ kẹt. Người đông như thế, có muốn chạy cũng không biết chạy đâu”.

Chủ động phòng tránh và đi đúng luật

Bức xúc, bất lực xoay xở với đám đông kẹt xe, những người được hỏi đã hiến kế để TP giảm tình trạng phiền toái này. Điều đáng chú ý là dù đi xe máy, xe hơi hay lái xe buýt, đa số ý kiến đều đề xuất giải pháp hiệu quả hàng đầu là tăng cường cảnh sát giao thông và các lực lượng làm nhiệm vụ trên đường (chiếm 73% ý kiến).

“Phải thừa nhận là ý thức của nhiều người đi đường hiện nay còn kém. Đường sá nhỏ hẹp có kêu cũng không to ngay ra được, nhưng ý thức thì phải thay đổi. Đường đã kẹt còn mạnh ai nấy chạy.

Phụ huynh đón con đứng tràn ra đầy đường, hàng quán chiếm hết cả vỉa hè không còn chỗ cho người đi bộ. Rồi chạy ngược chiều, lấn tuyến, nhặng xị hết cả lên, đã kẹt càng kẹt hơn. Trong bối cảnh như thế phải có cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ người ta mới ý thức hơn được”, sinh viên luật Võ Minh Triết (ngụ Q.4) phân tích.

Nhận thức rõ nếu rơi vào đám kẹt xe là một điều “xui rủi” rồi, nên mọi người đều chủ động phòng tránh. Đi sớm, về trễ, đi đường vòng tránh điểm kẹt là giải pháp được nhiều người đi xe hơi và xe máy lựa chọn (80% chọn giải pháp này và cho là rất hiệu quả). Ngoài ra, nhiều người còn có “chiêu” riêng.

Như chị Trương Thị Quỳnh Anh (Q.Tân Bình) cố gắng nhớ các con hẻm tắt để hôm nào lỡ trễ giờ thì luồn vô đi cho nhanh. Tài xế taxi Lý Thanh Sang canh giờ cao điểm tấp vào chỗ mát nghỉ ngơi. Anh Trường Thành ( Q.6) thì thường xuyên đọc báo xem chỗ nào hay kẹt, chỗ nào đang đào đường để tránh...

“Nên tập thói quen đi làm sớm hơn bình thường, vừa tránh kẹt xe vừa hưởng không khí trong lành, lại được thư thả ăn sáng thay vì cập rập, cuống cuồng. Mà công ty nào cho đi làm sớm cũng nên cho nhân viên về sớm để tránh kẹt xe. Mỗi người cứ đi đúng làn đường, đúng luật. Nhanh một giây chậm một đời, kẹt xe thì hàng tiếng đồng hồ”- ông Trần Văn Tranh, bảo vệ, ngụ Q.8, nói.

Một điều rất đáng mừng mà những người tiến hành khảo sát lần này cảm nhận được đó là khi quá khổ sở với kẹt xe, nhiều người đã dần hiểu rõ câu chuyện ý thức của mình cũng góp phần tăng thêm hay giảm bớt kẹt xe. Hành động vượt đèn đỏ, phóng nhanh, rú còi để đám đông dạt ra có vẻ bị...tẩy chay khi đa số đều khẳng định không bao giờ làm như vậy và rất bực mỗi khi thấy ai làm vậy.

Chị Hồ Thị Lệ Thanh, một người soát vé xe buýt, ngụ Q.6, trần tình: “Người dân thường nghĩ chúng tôi khó chịu vì hay hối thúc họ, nhưng không phải vậy. Xe buýt rất to và cồng kềnh, nếu không di chuyển nhanh thì phía sau ùn tắc ngay. Mỗi người nhường nhau một tí. Kể cả khách đi xe buýt, chuẩn bị tiền lẻ trước, chú ý lời nhắc để ra cửa xuống nhanh cũng là góp phần cho đỡ ùn tắc rồi”.

* Chu Thị Hồng (Q.Gò Vấp):

Lúc kẹt xe thì ai cũng muốn thoát ra nhanh cả. Nhưng đừng ai chen lấn, đừng rú còi ầm ĩ gây khó chịu.

* Võ Minh Trí (tài xế xe buýt):

Chạy xe buýt có lộ trình rõ ràng nên chúng tôi không chạy đường khác được, dù biết đường này kẹt nhưng vẫn phải chạy. Những chỗ ngã ba ngã tư có cảnh sát giao thông thì đỡ hơn cho chúng tôi, chứ xe máy rẽ ngã này ngã kia rất lộn xộn.

* Võ Tuấn Linh (sinh viên ĐH Luật TP.HCM):

Cần bố trí lực lượng cảnh sát giao thông thật hợp lý. Tôi nghĩ với tốc độ thông tin như hiện nay, việc lực lượng chức năng nắm được nơi nào đang là điểm nóng không khó. Do vậy cần điều phối lực lượng kịp thời, nhanh chóng thì mới hiệu quả.

* Nguyễn Đình Hùng (tài xế taxi):

Đôi khi chúng tôi cũng muốn chạy sang những đường ít kẹt xe hơn, nhưng vậy thì khách hàng lại nghĩ là vẽ đường cho xa để lấy tiền. Tôi nghĩ nên xây thêm nhiều cầu vượt hơn nữa, đặc biệt là bắc qua các con kênh nối giữa các Q.1, Q.4, Q.8... vì khu vực cầu Kênh Tẻ, cầu Ông Lãnh, cầu Nguyễn Văn Cừ kẹt xe rất nhiều.

NHÓM KHẢO SÁT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

Nhóm ba nam sinh ra khu vực đập nước ở Nghệ An chơi thì không may bị đuối nước. Lực lượng cứu hộ chỉ cứu được một em, hai em chết đuối.

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

'Nước sạch' đục ngầu, nổi bọt, đơn vị quản lý nói 'nước được xử lý kỹ lưỡng'

Nước từ hệ thống nước sạch ở xã Đăk Hà, Quảng Ngãi cấp cho người dân có hôm sạch trong, có bữa đục ngầu, bữa khác nổi bọt… khiến người dân lo lắng.

'Nước sạch' đục ngầu, nổi bọt, đơn vị quản lý nói 'nước được xử lý kỹ lưỡng'

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã yêu cầu cơ sở sản xuất có bún đổi màu từ trắng sang đỏ tạm dừng sản xuất. Đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm số bún đổi màu.

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Nhà máy rác duy nhất đóng cửa, Cà Mau phải tạm chôn rác

Nhà máy xử lý rác duy nhất của tỉnh Cà Mau vẫn đóng cửa do vướng thủ tục về đơn giá, địa phương phải triển khai hệ thống chôn rác tạm thời để tránh nguy cơ ùn ứ rác diện rộng.

Nhà máy rác duy nhất đóng cửa, Cà Mau phải tạm chôn rác

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước khi chơi ở nhà cậu đã được các chiến sĩ cảnh sát giải cứu thành công.

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43

Người dân thành phố Đà Nẵng đăng ký biển số xe mới khi bấm ngẫu nhiên có thể được cấp biển 43 hoặc 92.

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar