28/02/2018 13:47 GMT+7

Tại sao IoT cần blockchain?

HOÀNG THƯ
HOÀNG THƯ

TTO - Công nghệ blockchain có thể cung cấp khả năng phân quyền quản lý thiết bị IoT và tạo ra nhiều đổi mới trong tương lai.

Tại sao IoT cần blockchain? - Ảnh 1.

Ảnh: IB Times UK

IoT dự kiến ​​sẽ là một thị trường 15 nghìn tỉ USD vào năm 2030, là một yếu tố quan trọng tác động đến cách mọi người làm việc và đổi mới trong tương lai.

Nhược điểm của sự phát triển IoT hiện tại là do các lĩnh vực tăng trưởng nhanh dẫn đến thông tin cá nhân lẫn các tổ chức dễ bị rò rỉ và xâm hại với tốc độ đáng kinh ngạc.

Trong khi đó, công nghệ blockchain cung cấp khả năng phân quyền quản lý thiết bị IoT. Với kỹ thuật phân phối và kiểm soát an toàn thông tin truyền tải trong các chuỗi độc lập, cá nhân và doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát thông tin mà không cần phụ thuộc vào các hệ thống tập trung.

Đặc biệt, người dùng còn có thể kiểm soát nhiều thiết bị khác nhau mà không sợ phải mất dữ liệu, cho phép người dùng điều khiển hầu như toàn bộ các thiết bị từ một cổng.

Đối với doanh nghiệp, quản trị viên CNTT có thể thêm danh sách nhân viên, thông tin Wi-Fi, chính sách về cách sử dụng… khi vận hành thiết bị IoT thông qua các nguồn dữ liệu. Điều này mở ra khả năng kiểm soát liên tục hàng chục nghìn thiết bị đang xuất hiện trên thị trường mỗi năm.

Trên bình diện cá nhân, blockchain sẽ tạo ra một lực lượng lao động mới, điển hình là nhân viên từ xa làm việc tự do từ khắp nơi trên thế giới, dựa vào các thiết bị IoT không cần phải được kiểm soát bởi một cá nhân duy nhất. Công nghệ này còn cho phép mọi người tích hợp dữ liệu đến bất cứ nơi nào mà không cần lưu trữ trên thiết bị.

Trong vài năm tới, sẽ có hơn 50 tỉ thiết bị IoT trên thị trường và việc quản lý bảo mật thiết bị sẽ trở nên rất quan trọng.

Pete Wassell, giám đốc điều hành của Augmate, cho biết: "Những tiến bộ trong công nghệ blockchain hứa hẹn mang đến một cuộc cách mạng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả IoT.

Cho đến nay, chỉ có công nghệ blockchain mới có thể cho phép một hệ thống các thành phần kết nối với nhau bằng cách sử dụng kỹ thuật phân phối, tương tác và bảo mật có khả năng từng bước thay đổi nền tảng kinh doanh truyền thống và mở rộng kinh tế toàn cầu."

HOÀNG THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Việc thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có thể là nền tảng pháp lý để phát triển công nghiệp công nghệ số quốc gia.

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Năm trường đại học 'bắt tay' phát triển nhân lực

Liên minh Nhân lực chiến lược thực thi nghị quyết 57 nhằm góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác đào tạo, quản trị và hoạch định chính sách.

Năm trường đại học 'bắt tay' phát triển nhân lực

Vì sao nhiều người vẫn chưa 'thân' với bếp từ?

Nhiều người kỳ vọng chuyển sang bếp từ sẽ tiện hơn, nhanh hơn. Nhưng đến lúc nấu, không ít người “lóng ngóng” với bảng cảm ứng, không biết phải sử dụng thế nào.

Vì sao nhiều người vẫn chưa 'thân' với bếp từ?

Robot AI đột ngột tấn công 2 người, lo sợ về 'cuộc nổi dậy của robot'

Robot hình người Unitree H1 tại một cơ sở thử nghiệm ở Trung Quốc mất kiểm soát, bất ngờ tấn công hai kỹ thuật viên.

Robot AI đột ngột tấn công 2 người, lo sợ về 'cuộc nổi dậy của robot'

Nhật Bản tạo ra pin có thể hoạt động 100 năm ngoài không gian

Nhật Bản đang nghiên cứu tạo ra hệ thống pin có thể liên tục tạo ra điện trong 100 năm trong điều kiện khắc nghiệt của không gian bên ngoài.

Nhật Bản tạo ra pin có thể hoạt động 100 năm ngoài không gian

VNG ghi nhận lợi nhuận thuần 185 tỉ đồng quý 1-2025

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh của VNG đạt 185 tỉ đồng, tăng mạnh từ mốc chỉ 1 tỉ đồng của quý 1-2024.

VNG ghi nhận lợi nhuận thuần 185 tỉ đồng quý 1-2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar