25/10/2018 10:16 GMT+7

Tại sao hiếm thấy nhà văn Việt Nam thử mình với tiểu luận

HUY HUỲNH
HUY HUỲNH

TTO - Nếu trong khoảng hai mươi năm trở lại đây có một nhà văn lớn Việt Nam nào xứng đáng được khen vì sự 'dám' của mình thì đó là Nguyễn Huy Thiệp.

Tại sao hiếm thấy nhà văn Việt Nam thử mình với tiểu luận - Ảnh 1.

Giăng lưới bắt chim - tập phê bình đoạt giải của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2006

Nhà văn Việt Nam hiện đại ưa chuộng thể loại truyện ngắn hơn các thể loại khác, thỉnh thoảng một số nhà văn chuyên viết truyện ngắn cũng thử đặt mình vào thách thức dài hơi hơn như Nguyễn Ngọc Tư viết Sông, nhưng rất hiếm thấy nhà văn Việt Nam thử mình với tiểu luận.

Đại diện nổi bật duy nhất ở thời điểm hiện tại viết khá nhiều tiểu luận là Hồ Anh Thái, cố tìm thêm có thể kể đến Nguyễn Việt Hà.

Không ai có quyền bảo nhà văn phải viết gì, đó là quyền tự do tối thiểu của một nhà văn. Tuy nhiên, nhìn một bản đồ văn chương mà ít thấy nhà văn viết một quyển tiểu luận, phê bình nào cũng rất đáng ngờ, nó liên quan nhiều đến đọc, đọc nhiều chưa chắc viết được một tiểu luận văn chương nhưng hiếm tiểu luận văn chương nào ra đời từ việc ít đọc.

Đây giống như một bước lùi so với các tiền bối thời trước, và vấn đề không chỉ nằm ở góc độ chủ quan như giỏi hay dở hơn, rõ ràng nhà văn hiện nay được trang bị quá nhiều kiệt tác thế giới để có thể tự bày trò chơi văn chương cho mình và cho bạn đọc.

Thể loại tản văn, khi được đóng gói gọn gàng thành một quyển sách, thường được hiểu ngầm là dễ tiêu thụ hơn so với truyện ngắn hay tiểu thuyết nhưng thực ra có phải như vậy?

Từ ngày mạng xã hội lên ngôi thì người ta hiếm còn thấy nhu cầu phải nghe các nhà văn bàn về chuyện đầu ngõ phố phường hay bình về xã hội nữa, mỗi người bạn online đã trở thành một tác giả. Thời của những quyển tản văn, dù rất xuất sắc, như Nhân trường hợp chị Thỏ bông của Thảo Hảo đã lùi lại quá xa.

Văn chương thì xưa cũ nhưng nó phóng khoáng với sự tự làm mới chính mình. Novel trong tiếng Anh không chỉ có nghĩa là tiểu thuyết mà còn có nghĩa là mới.

Bạn đọc mong đợi các nhà văn Việt Nam thách thức chính mình bằng những bài viết đòi hỏi nhiều công sức hơn nữa trong thời đại này, khi ai cũng có thể tự xuất bản chữ nghĩa của mình trên mạng mà không cần thông qua một bộ lọc nào.

Một nền văn học muốn hòa mình vào thế giới thì không thể chỉ viết dựa vào bản năng mà phải có rất nhiều kiến thức. Viết một tiểu luận, phải chăng cũng là quá nhiều?

Một lần nữa, viết là chuyện rất cá nhân, đọc cũng vậy. Một nghiên cứu về việc đọc hay viết của nhà văn Việt Nam là vượt khỏi khuôn khổ của bài viết này.

Đây chỉ là tiếng thở dài của một độc giả vừa xem qua Nguyễn Tuân đọc Chekhov sau đó đi tìm xem có cây bút đương đại nào ghi chép ngắn về các góc cạnh văn chương khác hay không? Không có gì ngoài những lời khen, và chúng ta thì có quá nhiều lời khen.

Một cách lỏng lẻo, “tản văn” vẫn có thể dịch sang tiếng Anh thành “tiểu luận” (essay) nhưng thể loại tản văn, một sản phẩm rất Việt lại nặng hơn về các lát cắt cảm xúc hay một khoảnh khắc chứ không phải về phân tích một vấn đề, hay chính xác hơn là cố gắng phân tích một vấn đề.

TTO - Các nhà phê bình, nghiên cứu văn học cho rằng, trong trang viết của Nguyễn Huy Thiệp, tuy bề mặt ngôn ngữ có “phũ phàng”, nhưng ẩn sau là cái đạo của người cầm bút.

HUY HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Vào đầu tháng 8, một sân khấu mới tinh sẽ ra mắt tại TP.HCM. Vở diễn đầu tiên sẽ có sự góp mặt của nghệ sĩ Hoài Linh.

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar