11/09/2019 15:50 GMT+7

Tại sao chưa ban hành được Luật biểu tình?

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chỉ rõ trong báo cáo của Chính phủ có 3 luật đã nằm trong kế hoạch nhưng vẫn chưa được ban hành, đó là Luật về hội, Luật biểu tình, Luật hiến máu và đề nghị xác định lộ trình ban hành chứ không để kéo dài.

Tại sao chưa ban hành được Luật biểu tình? - Ảnh 1.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu - Ảnh: Quochoi.vn

Ngày 11-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo sơ kết 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 (2014-2019), trong đó có những việc làm được và chưa làm được.

Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nội dung bản báo cáo nêu trên.

Chính phủ nhấn mạnh: công tác tuyên truyền, giới thiệu về Hiến pháp và rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp được tập trung cao độ để bảo đảm kịp thời đưa Hiến pháp đi vào cuộc sống.

"Sau 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp, trong số 90 luật, pháp lệnh được liệt kê tại danh mục (cần sửa đổi, bổ sung - PV), Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 69 luật, pháp lệnh, trong đó có các đạo luật mang tính nền tảng, rường cột của hệ thống pháp luật; còn 21 dự án luật, pháp lệnh nằm trong danh mục nhưng chưa được ban hành" - Bộ trưởng Long nói.

Cho rằng Hiến pháp 2013 đã đi vào cuộc sống và tạo ra nhiều thay đổi tích cực, nhưng Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhận định không phải việc gì cũng đã được làm tốt.

"Cần tổng rà soát, đánh giá hệ thống văn bản dưới luật về tính tuân thủ Hiến pháp. Trong quá trình triển khai, hẳn là cũng có những cái không thành công, vậy những cái không thành công là gì cần được chỉ rõ" - ông Hiển nói.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, công tác sơ kết việc thi hành Hiến pháp rất có ý nghĩa, vì nó sẽ giúp rút ra các bài học thực tế để thực hiện tốt hơn. Thẳng thắn chỉ ra những việc chưa làm được, bà Nga nêu một việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách là quy định buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung.

"Mặc dù đã được quy định, nhưng cho đến nay chúng tôi nhiều lần hỏi Bộ Công an, nhưng câu trả lời chúng tôi nhận được là chưa bố trí được kinh phí. Đây là vấn đề lớn liên quan đến quyền con người, quyền công dân, tới tiêu chuẩn văn minh của hoạt động tư pháp, nếu lý do là thiếu tiền nên chưa thực hiện được thì chúng tôi rất băn khoăn" - bà Nga nói.

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng từng đặt vấn đề: "Với công nghệ phát triển, hiện nay con em chúng ta đi học thì chúng ta đều có thể theo dõi được thông qua ghi âm, ghi hình. Tại sao các trường học họ lắp đặt được hệ thống này mà các phòng hỏi cung lại không làm được?".

Trong khi đó, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu quy định cử tri có quyền bãi nhiệm trực tiếp tư cách đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND khi những người này không còn đủ uy tín, nhưng cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn quy trình, thủ tục để cử tri thực hiện quyền của mình. Tất cả các trường hợp đại biểu dân cử liên quan đến kỷ luật phải thôi nhiệm vụ, đến nay đều do Quốc hội và HĐND quyết định.

Cũng phân tích những nội dung còn hạn chế, chưa thực hiện triệt để quy định của Hiến pháp, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu ví dụ: nhiều khóa Quốc hội trước đây đã đặt ra ý định xây dựng một đạo luật về dân tộc để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, nhưng 2-3 khóa không ban hành được vì chỗ xác định nội hàm, phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật này.

Trong báo cáo của Chính phủ chỉ rõ bây giờ chúng ta đang có 3 luật đã nằm trong kế hoạch rồi nhưng vẫn chưa được ban hành, đó là Luật về hội, Luật biểu tình, Luật hiến máu. Đề nghị các đồng chí phân tích rõ nguyên nhân và cũng xác định lộ trình để ban hành chứ không thể để kéo dài, bởi vì đây là những quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói gì về Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi?

TTO - Trước những ý kiến băn khoăn của dư luận sau khi Quốc hội thông qua Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi), Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga.

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu xây dựng đề án thành lập đảng bộ (mới), phương án nhân sự cấp tỉnh, cấp xã đúng nguyên tắc, yêu cầu, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, trình cấp có thẩm quyền đúng tiến độ.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ban Thường vụ Thành ủy Nha Trang vừa thống nhất đơn tự nguyện nghỉ hưu sớm của trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy; đồng ý 45 cán bộ lãnh đạo các tổ chức, xã phường được nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc.

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa

Thôn A Xây thuộc xã Khánh Nam (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) bao đời nay một lòng tin yêu Đảng và Bác Hồ, lập nhiều thành tích thời kháng chiến và được tặng danh hiệu "làng Bác Hồ".

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa

Xôn xao thông tin sản xuất trứng gà giả ở Việt Nam, Hiệp hội Gia cầm lên tiếng

Hiệp hội Gia cầm Việt Nam khẳng định thông tin lan truyền trên mạng xã hội về trứng gà giả là bịa đặt và kiến nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý nghiêm các đối tượng đưa tin sai sự thật.

Xôn xao thông tin sản xuất trứng gà giả ở Việt Nam, Hiệp hội Gia cầm lên tiếng

Cầu Tăng Long mới đưa vào sử dụng bị sụt lún, chủ đầu tư nói gì?

Cầu Tăng Long (đường Lã Xuân Oai, TP Thủ Đức) xuất hiện vết lún, rạn nứt sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động khiến người dân lo lắng. Chủ đầu tư yêu cầu tiến hành khắc phục ngay từ tối 18-5.

Cầu Tăng Long mới đưa vào sử dụng bị sụt lún, chủ đầu tư nói gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar