17/01/2018 16:58 GMT+7

Tác hại do tăng mỡ máu và cách kiểm soát

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế)
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế)

Nguyên nhân hay gặp nhất trong tăng cholesterol máu là do chế độ ăn không hợp lý như ăn nhiều mỡ, lòng và phủ tạng động vật, da gà, vịt, thịt đỏ,…

Tác hại do tăng mỡ máu và cách kiểm soát - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: lifestyleat.com

Cholesterol, triglycerid là thành phần cơ bản của mỡ máu và có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người, đặc biệt là người cao tuổi. Tác hại của tăng cholesterol và triglycerid máu gây ảnh hưởng xấu rất lớn đến sức khỏe của người cao tuổi.

Nguồn gốc tạo nên cholesterol và triglycerid

Cholesterol là một chất béo có tên steroid có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. 

Phần lớn cholesterol không có nguồn gốc từ thức ăn mà được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như trứng, sữa, não, thịt đỏ, mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm... 

Đặc điểm của cholesterol kém tan trong nước, vì vậy, nó không thể tan và di chuyển trong máu mà phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein do gan tổng hợp và tan trong nước, do đó mang theo cholesterol). 

Cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng các tế bào trong cơ thể, cần cho sự hoạt động của cơ thể để sản xuất một nội tiết tố và cũng là thành phần rất quan trọng của muối mật... Tuy vậy, khi dư thừa thì rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi axit béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ chuyển hóa thành cholesterol, nếu lượng axit béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerid.

 Tại gan, chất triglycerid sẽ kết hợp với chất apoprotein (do gan sản xuất) và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỷ trọng thấp. Khi có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan thì mỡ sẽ tích lại trong gan gây nên gan nhiễm mỡ.

Khi gan bị nhiễm mỡ, sẽ hạn chế chức năng sản xuất chất apoprotein làm cho lượng axit béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Khi tăng quá cao triglycerid máu, lúc đó gan vừa bị nhiễm mỡ nặng vừa có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính.

Khi nào được gọi là tăng cholesterol và triglycerid máu?

Qua các công trình nghiên cứu cho thấy, khi có một trong các chất sau đây không nằm trong giới hạn bình thường thì được gọi là tăng cholesterol hoặc triglycerid hoặc tăng cả 2 loại.

Tăng cholesterol máu (bình thường cholesterol máu < 5,2mmol/l). Cholesterol gồm các chất HDL-C (High Density Lipoprotein - Cholesterol = Cholesterol có tỷ trọng cao). HDL-C là loại cholesterol tốt, bởi vì chúng có tác dụng bảo vệ thành mạch máu, còn chất LDLC (Low Density Lipoprotein - Cholesterol = Cholesterol có tỷ trọng thấp). LDL-C trong máu người bình thường < 3,4mmol/l là loại cholesterol xấu bởi vì chúng có khả năng làm xơ vữa thành động mạch mà hậu quả sẽ là làm hẹp lòng động mạch gây tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não, thiểu năng mạch vành...

Khi triglycerid máu trên 1,88mmol/l được gọi là triglycerid cao. Còn khi tăng cả cholesterol và triglycerid thì được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp.

Những nguyên nhân gây tăng mỡ máu

Nguyên nhân hay gặp nhất trong tăng cholesterol máu là do chế độ ăn không hợp lý như ăn nhiều mỡ, lòng và phủ tạng động vật, da gà, vịt, thịt đỏ, trứng (nhất là lòng đỏ trứng), sữa toàn phần, bơ trong các bữa ăn hàng ngày. 

Tiếp đến là người béo phì, ngoài ra, có thể gặp do di truyền hoặc mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường.

Tăng triglycerid máu hay gặp nhất là do uống quá nhiều rượu, béo phì, di truyền, lười vận động hoặc rối loạn gen chuyển hóa...

Cách gì để giảm thiểu nguy cơ tăng mỡ máu khi luống tuổi?

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là vô cùng quan trọng đối với người cao tuổi. Vì vậy, để hạn chế tăng cholesterol, triglycerid máu, người cao tuổi nên hạn chế ăn mỡ, nội tạng động vật, các loại thịt màu đỏ (bò, trâu, chó)... 

Nên hạn chế ăn da (gà, vịt, ngan) và nên ăn dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày. Người cao tuổi nên ăn nhiều cá, mỗi tuần nên ăn từ 2 - 3 bữa cá thay thịt. Người cao tuổi cũng rất cần tăng cường ăn rau, các loại trái cây (cam, bưởi, táo, nho). 

Bởi trong rau, trái cây có nhiều vi chất và chất xơ giúp tiêu hóa thuận lợi. Người cao tuổi không nên uống quá nhiều rượu, bia hàng ngày và không nên hút thuốc. 

Người cao tuổi không nên ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng cân, tăng mỡ máu. Hàng ngày, người cao tuổi cần tăng cường tập thể dục đều đặn hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và điều kiện của mình như đi bộ, chơi cầu lông, đọc sách báo, sinh hoạt câu lạc bộ dành cho người cao tuổi. 

Nên đi khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm mỡ máu, nếu có hiện tượng tăng mỡ máu sẽ được điều trị kịp thời và tư vấn bổ ích. Không nên tự động mua thuốc để điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Một ca bệnh xoắn vòi trứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu kịp thời và thành công, giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh, việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật căn cứ vào 4 nhóm năng lực, cơ sở mới thành lập chỉ được xếp cấp cơ bản, sau 2 năm mới được xét nâng cấp.

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Trong 4 tháng đầu năm 2025, các tỉnh phía Nam ghi nhận 12 ca mắc bệnh não mô cầu, bệnh được đánh giá có nguy cơ cao sẽ xuất hiện thêm các ca mắc mới.

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Lạm dụng đồ uống có đường là ‘con đường tắt’ dẫn đến nhiều loại bệnh

Lạm dụng đồ uống có đường không chỉ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì mà còn dẫn theo hàng loạt bệnh lý.

Lạm dụng đồ uống có đường là ‘con đường tắt’ dẫn đến nhiều loại bệnh

Cách lựa chọn hoạt chất Fucoidan chất lượng cho sức khỏe gia đình

Thành phần sản phẩm được công khai minh bạch, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu.

Cách lựa chọn hoạt chất Fucoidan chất lượng cho sức khỏe gia đình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar