18/04/2014 08:08 GMT+7

Tác giả "Trăm năm cô đơn" qua đời ở tuổi 87

Đ.K.L. (Theo BBC, CNN)
Đ.K.L. (Theo BBC, CNN)

TTO - Rạng sáng 18-4 (giờ VN), nhà văn người Colombia từng đoạt giải Nobel văn học năm 1982, Gabriel Garcia Marquez đã qua đời tại thành phố Mexico City, Mexico thọ 87 tuổi.

Phóng to
Đại văn hào Gabriel Garcia Marquez - Ảnh: AP
Phóng to
Ông Marquez tại nhà năm 1982 - Ảnh: AP
Phóng to
Ông Marquez nhận Nobel văn học năm 1982 - Ảnh: Getty Images
Phóng to
Ông Marquez tại Paris năm 1990 - Ảnh: Getty Images
Phóng to
Nhà văn Marquez và chủ tịch Fidel Castro - người bạn văn chương của ông - vào năm 2000 tại lễ hội xì gà thường niên tại Havana, Cuba - Ảnh: Getty Images
Phóng to
Nhà văn Marquez tại Barcelona năm 2005 - Ảnh: Getty Images

Thông tin ông qua đời được công bố rất "thời đại" khi Fernanda Familiar, người phát ngôn của gia đình, viết trên Twitter: "Gabriel Garcia Marquez đã qua đời". BBC trích lời bà Familiar: "Vợ ông, Mercedes cùng các con trai, Rodrigo và Gonzalo đã ủy quyền cho tôi thông báo tin này. Xin chia buồn sâu sắc".

Thông tin này cũng được người bà con của ông, Margarita Marquez cũng như đại sứ Colombia tại Mexico, Jose Gabriel Ortiz xác nhận với CNN.

Ông Garcia Marquez được xem là nhà văn tiếng Tây Ban Nha vĩ đại nhất kể từ sau Miguel Cervantes ở thế kỷ 16 với tác phẩm Don Quixote. Những tác phẩm của ông đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Trăm năm cô đơn, Tướng quân giữa mê hồn trận, Tình yêu thời thổ tả...

Trong thời gian gần đây, ông Marquez đã yếu nhiều và ít khi xuất hiện trước công chúng. Không rõ nguyên nhân chính xác khiến ông Marquez qua đời, chỉ biết rằng trong thời gian qua, ông đã phải nhập viện ở Mexico City để điều trị viêm phổi và nhiễm trùng đường tiểu.

Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos cũng dùng Twitter để bày tỏ tiếc thương đối với sự ra đi của ông Marquez. Ông Santos viết: "Trăm năm cô đơn và nỗi buồn vì sự ra đi của nhà văn vĩ đại nhất lịch sử Colombia".

Nhà văn Garcia Marquez được thế giới đón nhận nhờ giúp phổ biến lối viết "hiện thực huyền ảo". Trong diễn văn trao giải Nobel văn học năm 1982, Ủy ban Nobel mô tả các tác phẩm của ông Marquez là "biểu trưng và hiện thực được kết hợp trong một thế giới tổng thể giàu sức tưởng tượng". Còn ông tự nhận xét về các tác phẩm của mình "siêu thực bước ra từ hiện thực của Mỹ Latinh".

Theo BBC, những tác phẩm của ông dệt các yếu tố huyền ảo vào đời thực và thường xảy ra tại một ngôi làng hư cấu mang tên Macondo.

Ông Marquez sinh ngày 6-3-1927 tại làng Aracataca, Colombia. Ít lâu sau khi ông chào đời, cha mẹ bỏ đi, để ông lại với ông bà ngoại. Trước đó cha ông vốn là một dược sĩ bảo thủ bất đồng quan điểm chính trị với ông ngoại, là một quân nhân tự do.

Những năm tháng ở với ông bà ngoại, ông Marquez đã được tắm trong những câu chuyện kể về quân nhân từ ông ngoại và về những huyền thoại cũng như chuyện mê tín dân gian từ bà ngoại. Lớn lên, ông theo học luật nhưng dở dang rồi theo nghề báo. Năm 1954, ông được cử sang làm việc tại Rome, Ý và từ đó ít khi trở lại Colombia, chủ yếu sống ở Paris, Venezuela và cuối cùng là Mexico City.

Những tác phẩm đầu tay của ông Marquez chịu nhiều ảnh hưởng của tác giả Mỹ, William Faulkner. Năm 23 tuổi, ông viết tác phẩm đầu tiên Bão lá nhưng phải 7 năm sau, năm 1955 mới có nhà xuất bản chịu in tác phẩm này. Liên tiếp ba cuốn tiếp theo của ông Marquez đều không thành công.

Năm 1965, trong khi lái xe đến Acapluco, ý tưởng cho chương đầu tiên của Trăm năm cô đơn xuất hiện và ông quay xe, về nhà, nhốt mình trong phòng với bạn đồng hành là sáu gói thuốc mỗi ngày. 18 tháng sau, ông "xuống núi" mang theo món nợ 12.000 USD cùng 1.300 trang viết tay bản thảo Trăm năm cô đơn.

Sách được in tại Tây Ban Nha và bán hết sạch chỉ trong một tuần. 30 năm sau, Trăm năm cô đơn vẫn là tác phẩm ăn khách, bán hơn 30 triệu bản và được dịch ra hơn 30 thứ tiếng trên toàn thế giới.

Sau Trăm năm cô đơn, năm 1986, ông có thêm thành công lớn với tác phẩm Tình yêu thời thổ tả, lấy cảm hứng mối tình từ chính cha mẹ mình.

Nhà văn Mexico Carlos Macias nhận xét về Marquez: "Ông ấy là một trong số những tác giả hiếm hoi thành công trong việc kể lại lịch sử, văn hóa và đời sống không chỉ của một quốc gia đơn lẻ mà của cả một lục đia".

Đ.K.L. (Theo BBC, CNN)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Huyền thoại bún bò Huế từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

Huyền thoại bún bò Huế từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar