09/10/2024 14:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

SV mồ côi cha xin đóng góp 200.000 đồng tiếp sức SV nghèo Huế, Quảng Ngãi

Học bổng Tiếp sức đến trường cho sinh viên Huế, Quảng Ngãi năm 2024 có một 'mạnh thường quân' đặc biệt. Đó là Hà Dữ Danh, hiện học năm thứ 3 ngành kỹ thuật xây dựng dân dụng công nghiệp, Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng.

SV có mẹ tâm thần, mồ côi cha xin đóng góp 200.000 đồng tiếp sức SV nghèo Huế, Quảng Ngãi - Ảnh 1.

Hà Dữ Danh tại Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng - Ảnh: NVCC

Hà Dữ Danh từng là nhân vật gây xúc động mạnh mẽ trong mùa Tiếp sức đến trường năm 2022. Lúc đó Danh vào đại học với nỗi chênh vênh khi không nhà cửa, cha mất từ năm 4 tuổi, mẹ đang ở trong Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.

"Con còn khó nhưng con muốn san sẻ, thầy ơi"

Bên hành lang lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường tại Huế chiều 9-10, thầy Nguyễn Thiện Tống, mạnh thường quân đặc biệt nhiều năm của chương trình học bổng nhân văn này, đưa cho chúng tôi tin nhắn của người mà thầy nói là "cậu bé nghèo nhưng giàu lễ hiếu".

Trong tin nhắn gửi người từng giúp đỡ mình, Hà Dữ Danh nói rằng cậu đang học năm thứ 3 Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng. Nghe tin sắp tới lễ trao học bổng cho tân sinh viên khó khăn như mình, Danh nói đã dành được khoản tiền nhỏ để gửi cho thầy Tống cùng san sẻ.

"Con còn rất khó khăn, nhưng dẫu sao cũng đã học được qua năm thứ 3 đại học. Con mang ơn thầy và các mạnh thường quân. Con xin gửi thầy một chút tiền để giúp đỡ các em sinh viên khó khăn. Kính mong thầy đón nhận tấm lòng của con, sau này có thêm thì con sẽ giúp thêm" - tin nhắn của Danh gửi thầy Tống. Kèm theo tin nhắn là số tiền 200.000 đồng chuyển qua tài khoản.

'Suất' học bổng 200 ngàn đồng từ chàng sinh viên Bách Khoa Đà Nẵng có mẹ tâm thần, mồ côi cha - Ảnh 2.

Thầy Nguyễn Thiện Tống xem tin nhắn của Danh - Ảnh: B.D.

Thầy Tống "khoe" rằng làm học bổng nhiều năm nhưng đây là lần đầu tiên thầy nhận được một "suất" học bổng đặc biệt, của một mạnh thường quân đặc biệt và cũng trong câu chuyện đầy đặc biệt như thế.

"Từ lúc nhận học bổng năm 2022, Danh thường xuyên liên lạc với tôi. Cháu báo cáo kết quả học tập, nói về những ước mơ dự định của mình cùng hỏi han sức khỏe tôi. Dù mồ côi, mẹ tâm thần, nhưng Danh rất hiểu chuyện và hiếu lễ" - thầy Tống nói.

Thầy Tống kể rằng năm 2022 khi soát danh sách học bổng, thầy nhìn thấy tên Danh trong bảng kê với mấy dòng thương cảm. Danh mất cha từ 4 tuổi, mẹ được đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế để điều trị tâm thần. Từ nhỏ Danh cũng được nuôi trong mái ấm tình thương.

Chuyện của Danh buồn hơn trước khi Danh vào đại học, người anh trai của cậu trúng tuyển vào Trường đại học Thể dục thể thao TP.HCM nhưng học hết năm 1 thì đành phải bỏ vì không có tiền theo tiếp.

Luôn mang ơn những người đã giúp đỡ mình

Trò chuyện với Tuổi Trẻ Online qua điện thoại từ Đà Nẵng, Danh cho biết sau khi được nhận suất học bổng 15 triệu đồng, Danh đã đóng chi phí nhập học. Khoản tiền này như phao cứu sinh giúp Danh đi qua những ngày khó khăn nhất.

Khi được thành sinh viên, Danh ở trong ký túc xá. Ngoài thời gian học, chàng trai mồ côi cha này dành thời gian để đi bưng bê cà phê, phục vụ nhà hàng, giao đơn cho đơn vị chuyển phát bưu phẩm. Mọi nỗ lực đều hướng tới mục tiêu lớn nhất là cầm được tấm bằng đại học để ra trường.

Dù khó khăn, Danh nói rằng hiện tại mình đã vững vàng, biết được cách tồn tại trong gian khó, thành tích học tập các năm đạt loại khá.

Danh cũng nói rằng hiện mẹ mình - bà Đoàn Thị Hương - vẫn đang được ở trong Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế để điều trị tâm thần, hai anh em vẫn không nhà cửa. Thỉnh thoảng anh chạy từ Đà Nẵng về thăm mẹ.

SV có mẹ tâm thần, mồ côi cha xin đóng góp 200.000 đồng tiếp sức SV nghèo Huế, Quảng Ngãi - Ảnh 3.

Danh lúc mới vào Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng năm 2022 - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ.

Thấy con trai mình ngày càng cứng cỏi, bà Hương lần nào cũng khóc, nhưng bà không đủ tỉnh táo để biết những gì con mình đang đi qua.

Về "suất" học bổng 200.000 đồng gửi thầy Nguyễn Thiện Tống, Danh nói rằng vẫn luôn trăn trở và ao ước một ngày nào đó sẽ có tiền để giúp đỡ các tân sinh viên khác từng khó khăn như mình.

Khi biết thầy Tống đang gom góp tiền để chuẩn bị cho chương trình Tiếp sức đến trường tân sinh viên Huế, Quảng Ngãi, Danh dành dụm được 200.000 đồng từ khoản đi làm gia sư và gửi cho ân nhân của mình.

"Mình mang ơn thầy Tống và các mạnh thường quân. Nếu không có suất học bổng năm 2022, thì bây giờ mình sẽ không thể là sinh viên đại học.

Mình sẽ cố gắng học thật tốt, phải thật mạnh mẽ để tới ngày ra trường đi làm. Lúc đó kiếm được tiền sẽ giúp nhiều hơn cho các tân sinh viên" - Danh nói.

Trao học bổng Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi - Thực hiện: NHÃ CHÂN - MAI HUYỀN - TRINH TRÀ

Lớn lên nhờ tình thương của xã hội, nay Đức thành sinh viên ĐH Nông Lâm Huế

“Năm 3 tuổi, cha mẹ mình chia tay rồi mỗi người một ngả, đều có gia đình mới. Mình ở với dì ruột đến năm 6 tuổi thì được đưa vào trung tâm bảo trợ trẻ em. Và nay mình trở thành sinh viên Trường đại học Nông Lâm Huế".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Giới luật sư, chuyên gia trẻ đã có nhiều ý kiến tâm huyết vì mục tiêu quốc gia có một bản Hiến pháp mới tiến bộ và sát thực tiễn hơn.

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong đợi gì?

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia ngày hội văn hóa và tuyển dụng Việt - Hàn 2025 đánh giá cao năng lực lao động Việt, nhưng cũng mong họ cải thiện ngoại ngữ và nắm rõ văn hóa doanh nghiệp.

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong  đợi gì?

Món ngon 15.000 đồng ‘gây bão’ mạng

Loạt hình ảnh check-in với bảng quảng cáo "Ăn Ngon Rẻ, ShopeeFood Bao" phủ sóng mạng xã hội, khiến hội mê ăn ngon không khỏi tò mò có gì mà hot đến vậy.

Món ngon 15.000 đồng ‘gây bão’ mạng

Chủ tịch nước Lương Cường tuyên dương các đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Sáng nay 15-5, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến dự và trao phần thưởng cho các đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X.

Chủ tịch nước Lương Cường tuyên dương các đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Cậu học trò vươn lên trong côi cút, thành Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Ngô Anh Khoa, học sinh lớp 9A1 Trường THCS Hoàng Hoa Thám (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang), được chọn về Hà Nội dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X với thành tích 9 năm liền là học sinh giỏi dù côi cút lớn lên trong vòng tay chăm bẵm của ngoại.

Cậu học trò vươn lên trong côi cút, thành Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar