11/09/2022 10:48 GMT+7

Suy thoái ở châu Âu mang đến 'rủi ro và cơ hội' cho Đông Nam Á

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á coi Liên minh châu Âu (EU) là một trong những đối tác thương mại lớn nhất và đang theo dõi chặt chẽ nguy cơ suy thoái kinh tế ở lục địa già.

Suy thoái ở châu Âu mang đến rủi ro và cơ hội cho Đông Nam Á - Ảnh 1.

Cảng Tanjung Priok, cảng biển nhộn nhịp nhất của Indonesia - Ảnh: REUTERS

"Một cuộc suy thoái đang đến"

Các nhà kinh tế dự báo EU sẽ đối mặt với mùa đông khốc liệt sắp tới. Lạm phát gia tăng trên toàn khối và khủng hoảng năng lượng do chiến sự Ukraine khiến chi tiêu của người dân và doanh nghiệp tăng cao.

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt có khả năng sẽ làm giảm tiêu dùng. Hầu hết các nhà kinh tế dự báo nền kinh tế châu Âu sẽ suy giảm trong năm nay, trong đó Ngân hàng JPMorgan Chase  dự đoán nền kinh tế khu vực dùng đồng euro sẽ giảm 2% trong quý 4.

"Một cuộc suy thoái đang đến", tạp chí The Economist giật tít vào tuần trước.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 từ 3,6% xuống 3,2% và 2,9% cho năm 2023.

Vào tháng 7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã sửa đổi dự báo tăng trưởng GDP với khu vực đang phát triển ở châu Á, bao gồm phần lớn các nước Đông Nam Á, giảm từ 5,2% xuống còn 4,6% vào năm 2022 và từ 5,3% xuống 5,2% vào năm 2023.

Đối với các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), suy thoái ở EU đồng nghĩa với cả rủi ro và cơ hội.

Bà Tamara Henderson, nhà kinh tế ASEAN của Bloomberg, cho biết suy thoái của EU sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến xuất khẩu hàng hóa, du lịch và đầu tư của Đông Nam Á.

Theo số liệu của EU, các nước ASEAN xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá khoảng 136 tỉ euro sang EU trong năm 2021, tăng từ 120 tỉ euro của một năm trước. Còn theo số liệu thống kê của ASEAN, các quốc gia EU chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư vào khu vực này năm ngoái.

Khách du lịch châu Âu chỉ chiếm 5% tổng số du khách đến khối ASEAN vào năm 2019, thời điểm đại dịch. Nhưng du khách châu Âu có xu hướng chi tiêu nhiều hơn so với khách du lịch từ các nước Đông Nam Á khác hoặc từ Trung Quốc.

Suy thoái ở châu Âu mang đến rủi ro và cơ hội cho Đông Nam Á - Ảnh 2.

ASEAN và EU ngày càng gắn kết với nhau về mặt kinh tế - Ảnh: AFP

Một số nước Đông Nam Á có thể hưởng lợi 

James Villafuerte - nhà kinh tế cấp cao của ADB - chỉ ra rằng tác động của suy thoái sẽ khác nhau theo từng quốc gia. Theo số liệu của EU, khối này đã mua 1/5 lượng hàng xuất khẩu của Campuchia trong năm ngoái nhưng chỉ mua 9% lượng hàng xuất khẩu của Indonesia.

EU chiếm khoảng 11% xuất khẩu của Việt Nam và khoảng 10% của Malaysia. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng gần 45% trong nửa đầu năm nay, so với cùng kỳ năm 2021, theo số liệu của Chính phủ Việt Nam.

Các nhà phân tích nói với Đài DW của Đức rằng suy thoái ở EU sẽ không khiến các nền kinh tế Đông Nam Á gặp khó khăn, nhưng chắc chắn sẽ làm suy yếu các ngành công nghiệp chủ chốt, nhất là khi ASEAN đang tăng trưởng sau đại dịch.

Tình hình sẽ tệ hơn nếu kinh tế Mỹ cũng suy thoái vào cuối năm nay và kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy yếu, đặc biệt nếu chính sách "Zero-COVID" vẫn được áp dụng.

"Suy thoái ở EU chắc chắn sẽ gây hại cho xuất khẩu của ASEAN sang khối này nhưng có khả năng không ảnh hưởng đáng kể về tăng trưởng xuất khẩu nói chung", Miguel Chanco - nhà kinh tế châu Á tại hãng tư vấn kinh tế Pantheon Macroeconomics (Anh) - cho biết.

Trong khi đó, ASEAN không phụ thuộc vào nhập khẩu từ lục địa già, vốn chỉ nhập lượng hàng hóa trị giá 80 tỉ euro cho toàn khu vực ASEAN vào năm ngoái, chưa bằng 1/5 nhập khẩu từ Trung Quốc.

Mặt khác, một số nước Đông Nam Á thậm chí có thể hưởng lợi từ những thách thức của EU. Indonesia là nước xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới và xuất khẩu năng lượng của nước này sẽ tăng cao trong mùa đông tới, trong trường hợp cuộc chiến giữa Ukraine và Nga vẫn chưa có lối ra.

Indonesia cũng là nước xuất khẩu than lớn, dù nước này đã cấm xuất khẩu than để bảo vệ nguồn cung trong nước. Lệnh cấm này có thể thay đổi vào cuối năm, nhất là sau khi EU áp đặt lệnh cấm nhập khẩu than của Nga.

Ông Filippo Bortoletti - giám đốc quốc gia phụ trách Việt Nam của Công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates - lưu ý rằng suy thoái kinh tế của EU thậm chí có thể khiến nhiều doanh nghiệp từ khối này cân nhắc đầu tư và chuyển đến Đông Nam Á. 

"Các thương hiệu châu Âu có thể tìm thấy thị trường và cơ hội phát triển mới bằng cách đầu tư vào một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới", ông nói.

Đức có thể suy thoái kinh tế năm nay

TTO - Cuối tuần trước, chính quyền Hanover, thành phố lớn thứ ba ở miền bắc Đức, khiến nhiều người sốc khi thông báo sẽ cắt nước nóng trong các tòa nhà công cộng, bể bơi, nhà thi đấu thể thao… cũng như ngừng chiếu sáng các tòa nhà lớn vào ban đêm.

MINH KHÔI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Hợp tác giữa bang Nam Úc và TP.HCM vẫn còn nhiều tiềm năng, nhất là khi thành phố sẽ mở rộng không gian phát triển trong thời gian tới.

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Mastercard: Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Viện Kinh tế Mastercard vừa công bố báo cáo tỉ lệ lừa đảo du lịch ở các thành phố trên toàn cầu, trong đó cao nhất là thủ đô Bangkok của Thái Lan.

Mastercard: Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Nga: Tên lửa Iskander tập kích trại huấn luyện ở Sumy, 70 binh sĩ Ukraine thiệt mạng

Ukraine chỉ xác nhận có 6 binh sĩ thiệt mạng trong vụ tấn công của tên lửa Nga tại trường bắn ở vùng Sumy. Chỉ huy đơn vị liên quan của Ukraine đã bị đình chỉ công tác.

Nga: Tên lửa Iskander tập kích trại huấn luyện ở Sumy, 70 binh sĩ Ukraine thiệt mạng

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Mỹ chờ đề xuất hòa bình từ Nga, ông Rubio ám chỉ hoãn trừng phạt để giữ ảnh hưởng

Việc Mỹ quyết định chờ đề xuất của Nga là diễn biến mới nhất trong lập trường thay đổi liên tục của Washington về việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.

Mỹ chờ đề xuất hòa bình từ Nga, ông Rubio ám chỉ hoãn trừng phạt để giữ ảnh hưởng

Những nghi vấn đằng sau thương vụ 2.000 tỉ USD từ Trung Đông của ông Trump

Sau chuyến công du ba nước vùng Vịnh, Tổng thống Trump công bố các thỏa thuận với tổng trị giá hơn 2.000 tỉ USD. Nhưng khi rà soát kỹ từng hợp đồng và cam kết, không ít con số khiến giới quan sát phải đặt câu hỏi về tính xác thực của nó.

Những nghi vấn đằng sau thương vụ 2.000 tỉ USD từ Trung Đông của ông Trump
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar