20/07/2022 17:07 GMT+7

Suy thoái ngăn Trung Quốc trở thành quốc gia có thu nhập cao

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - South China Morning Post: GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng từ 1.053 USD (2001) lên 10.435 USD (2020), xấp xỉ Malaysia, Bulgaria. Còn một chặng đường dài để cường quốc châu Á bắt kịp mức 63.207 USD của Mỹ, 41.059 USD của Anh...

Suy thoái ngăn Trung Quốc trở thành quốc gia có thu nhập cao - Ảnh 1.

Trung Quốc còn một quãng đường dài để gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập cao - Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST

Trung Quốc sắp gia nhập câu lạc bộ thu nhập cao, nhưng suy thoái lại làm dấy lên bóng ma về bẫy thu nhập trung bình tại quốc gia này. Bên cạnh những số liệu tích cực, Trung Quốc vẫn có những vấn đề chưa thể giải quyết.

Hồi giữa tháng 5, ông Han Wenxiu, một quan chức cấp cao của Ủy ban Tài chính và kinh tế trung ương Trung Quốc, đã tổng kết gần một thập kỷ thành tựu dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ngày 20-7, báo South China Morning Post đưa tin ông Han công bố một loạt số liệu đáng kinh ngạc trong một cuộc họp báo về nền kinh tế số 2 thế giới.

Cụ thể, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc là 114.000 tỉ nhân dân tệ (17.000 tỉ USD) vào năm ngoái, chiếm 18% GDP toàn cầu (tăng từ 11,4% vào năm 2012). Nền kinh tế Trung Quốc cũng đóng góp 30% tăng trưởng GDP toàn cầu trong cùng thời kỳ.

Về mặt thống kê, Trung Quốc đứng trước ngưỡng cửa gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập cao - những nước được Ngân hàng Thế giới (WB) xác định có tổng thu nhập quốc dân trên đầu người trên 12.695 USD vào năm 2021. Năm ngoái, chỉ số này của Trung Quốc là 12.551 USD.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã nói về việc vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới, làm nghiêng cán cân quyền lực về phía có lợi cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, ảnh hưởng kinh tế từ dịch bệnh COVID-19 đã khơi lên những suy đoán về một viễn cảnh kém tươi sáng hơn: bẫy thu nhập trung bình.

"Bẫy thu nhập trung bình" mô tả quá trình chuyển đổi thất bại sang nền kinh tế thu nhập cao của một quốc gia, do chi phí tăng và khả năng cạnh tranh giảm.

Giới quan sát nhận định Trung Quốc đang có dấu hiệu kẹt lại, dù tăng trưởng cao hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến. Điển hình là chi phí lao động tăng cao, các nhà sản xuất chuyển đến Đông Nam Á, tăng trưởng giảm tốc kể từ năm 2011 và mô hình tăng trưởng dựa trên vay nợ kéo theo nhiều rủi ro tiềm tàng.

"Trung Quốc chắc chắn phải tránh bẫy thu nhập trung bình. Điều quan trọng là khi nào vượt qua nó và làm thế nào để tiến về phía trước tốt hơn sau đó. Chúng tôi tự tin tìm được sự cân bằng giữa cải cách, phát triển và ổn định", ông Tập nói với các lãnh đạo doanh nghiệp tại một hội nghị ở Bắc Kinh vào tháng 11-2014.

Theo South China Morning Post, có một vài con số mà các quan chức ở Bắc Kinh không muốn thảo luận công khai.

Những con số này phản ánh xu hướng đáng lo ngại đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, bao gồm sự suy giảm tiêu dùng trong ngắn hạn, tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao hơn các nước phương Tây, vấn đề già hóa và tỉ lệ sinh thấp kỷ lục trong 60 năm qua.

"Mặc dù tăng trưởng chậm, Trung Quốc sẽ có thể đủ điều kiện để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào cuối năm nay. Nhưng triển vọng về tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc không mấy khả quan trong trung hạn", ông Houze Song, một nhà nghiên cứu của Viện Paulson (Mỹ), cho biết.

South China Morning Post ghi nhận GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng từ 1.053 USD (2001) lên 10.435 USD (2020), xấp xỉ Malaysia, Bulgaria.

Song con số này vẫn dưới mức trung bình của thế giới là 10.916 USD. Và còn một chặng đường dài để cường quốc châu Á bắt kịp mức 63.207 USD của Mỹ, 41.059 USD của Anh, 40.193 USD của Nhật Bản và 34.173 USD của Liên minh châu Âu (EU).

WSJ: Trung Quốc chuẩn bị phạt Didi hơn 1 tỉ USD

TTO - Báo Wall Street Journal (WSJ) dẫn các nguồn tin cho hay Trung Quốc chuẩn bị phạt ứng dụng gọi xe Didi hơn 1 tỉ USD liên quan đến các vi phạm an ninh dữ liệu sau cuộc điều tra kéo dài 1 năm qua với công ty này.

NGUYÊN HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Chiến sự Ukraine là mớ hỗn độn, lẽ ra Mỹ không nên dính líu

Tổng thống Trump đổ lỗi cho chính quyền tiền nhiệm vì đã chuyển lượng lớn tiền thuế của người dân Mỹ vào cuộc xung đột Nga - Ukraine mà "đáng lẽ là vấn đề của châu Âu".

Ông Trump: Chiến sự Ukraine là mớ hỗn độn, lẽ ra Mỹ không nên dính líu

Điện đàm Trump - Putin: Sức ép từ châu Âu

Các lãnh đạo châu Âu đồng loạt vận động Tổng thống Mỹ Donald Trump trước cuộc điện đàm quan trọng với ông Putin ngày 19-5, nhằm tránh nguy cơ Washington thỏa hiệp với Matxcơva mà phớt lờ lợi ích của Ukraine.

Điện đàm Trump - Putin: Sức ép từ châu Âu

Nhóm người di cư đầu tiên nhận trợ cấp 1.000 USD, 'tự trục xuất' khỏi nước Mỹ

64 người di cư đã nhận 1.000 USD/người và 'tự trục xuất' khỏi Mỹ trên chuyến bay đến Honduras và Colombia, với cam kết có thể quay lại Mỹ hợp pháp trong tương lai.

Nhóm người di cư đầu tiên nhận trợ cấp 1.000 USD, 'tự trục xuất' khỏi nước Mỹ

Ông Trump: Tôi rất ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm về bệnh ung thư của ông Biden

Ông Trump cho rằng phải mất thời gian thì căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt của ông Biden mới đến giai đoạn nặng, và 'ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm hơn' về tình trạng của cựu tổng thống.

Ông Trump: Tôi rất ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm về bệnh ung thư của ông Biden

Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì?

Nga hé lộ mở đầu điện đàm, ông Putin đã chúc mừng ông Trump đón đứa cháu thứ 11. Tổng thống Nga khẳng định vai trò của ông Trump, nhấn mạnh Nga sẵn sàng làm việc với Ukraine về bản ghi nhớ cho hiệp ước hòa bình.

Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì?

Hậu điện đàm Trump - Putin, ông Zelensky khẳng định không rút quân khỏi 4 vùng Nga sáp nhập

Ông Zelensky khẳng định sẽ không rút quân khỏi 4 vùng phía đông Ukraine mà Nga sáp nhập, đề nghị được nêu quan điểm về bản ghi nhớ hòa bình với Nga, đồng thời tuyên bố EU sẽ áp thêm trừng phạt lên Nga.

Hậu điện đàm Trump - Putin, ông Zelensky khẳng định không rút quân khỏi 4 vùng Nga sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar