27/03/2025 10:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Sương mù' trên Biển Đen

Dù Nga và Ukraine đã đưa ra cam kết trong các cuộc đàm phán riêng Mỹ - Ukraine và Mỹ - Nga, nhưng sự ngờ vực sâu sắc vẫn đang tồn tại.

Biển Đen - Ảnh 1.

Quân nhân Ukraine dùng hệ thống tên lửa phòng không vác vai khi họ dò tìm các mục tiêu trên không ở tây bắc Biển Đen trong suốt xung đột Nga - Ukraine - Ảnh: AFP

Ngày 25-3, sau ba ngày đàm phán căng thẳng tại Saudi Arabia, Nhà Trắng thông báo Mỹ đã đạt được các thỏa thuận riêng với Ukraine và Nga về việc tạm dừng các cuộc tấn công ở Biển Đen cũng như các cuộc tấn công vào mục tiêu năng lượng, đồng thời Washington cam kết thúc đẩy việc dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đối với Matxcơva.

Bầu không khí hoài nghi

Đây là những cam kết chính thức đầu tiên của Nga và Ukraine kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Việc đạt được các thỏa thuận nói trên là bước đi quan trọng đầu tiên hướng tới lệnh ngừng bắn sau ba năm xung đột Nga - Ukraine.

Trong bối cảnh hiện nay, việc ngừng bắn đối với các cơ sở hạ tầng năng lượng sẽ có lợi cho cả Nga và Ukraine. Ukraine sẽ có thời gian để sửa chữa mạng lưới năng lượng bị hư hại của mình, trong khi Nga sẽ không còn phải đối mặt với thiệt hại thêm nữa đối với các cơ sở dầu mỏ quan trọng trong lãnh thổ của nước này.

Cả hai nước đều phụ thuộc vào Biển Đen để xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, Nga có thể hưởng lợi nhiều hơn từ việc ngừng bắn ở Biển Đen - nơi chứng kiến các cuộc tấn công liên tiếp của Ukraine, buộc hải quân Nga phải rút lui trong năm qua.

Tuy nhiên, lúc này vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp và bầu không khí hoài nghi vẫn chưa được xua tan. Hiện không rõ thời điểm và cách thức thực thi các thỏa thuận an ninh hàng hải trên Biển Đen. Điện Kremlin khẳng định các thỏa thuận ở Biển Đen sẽ không có hiệu lực trừ khi một số ngân hàng Nga được khôi phục kết nối với hệ thống tài chính quốc tế.

Cả Kiev và Matxcơva đều tuyên bố sẽ trông cậy vào Washington để thực thi các thỏa thuận, đồng thời bày tỏ hoài nghi về việc đối phương có tuân thủ hay không. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng nếu Nga vi phạm các thỏa thuận, ông sẽ yêu cầu Tổng thống Trump áp thêm lệnh trừng phạt đối với Matxcơva và cung cấp thêm vũ khí cho Kiev.

Ông Andrii Klymenko, người đứng đầu Viện Nghiên cứu chiến lược Biển Đen, cho biết ông rất nghi ngờ liệu hai bên có thực sự thực hiện bất kỳ thỏa thuận hàng hải nào hay không. 

"Ý định của hai bên hoàn toàn đối lập" - ông bình luận trên Facebook, lưu ý Kiev muốn chấm dứt các cuộc tấn công của Nga vào hạ tầng cảng, trong khi Matxcơva lại tìm cách khôi phục thỏa thuận ngũ cốc năm 2022 - vốn trao cho Nga mức độ kiểm soát nhất định đối với hoạt động vận tải thương mại ở Biển Đen.

Nhượng bộ: Mỹ hay Nga?

Có một điều đáng chú ý là theo kết quả đàm phán do Nhà Trắng công bố, Mỹ cam kết "sẽ giúp khôi phục khả năng tiếp cận của Nga đối với thị trường toàn cầu trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản và phân bón, giảm chi phí bảo hiểm hàng hải, tăng cường khả năng tiếp cận các cảng và hệ thống thanh toán phục vụ các giao dịch này".

Ông Zelensky cho rằng hứa hẹn nói trên của Mỹ "làm suy yếu lập trường và các lệnh trừng phạt". Việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Nga sẽ cần sự chấp thuận của Liên minh châu Âu - điều khó có thể xảy ra vào thời điểm hiện tại.

Mặc dù các thỏa thuận này có thể là bước đột phá trong nỗ lực của chính quyền ông Trump nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn, thậm chí là ngừng bắn hạn chế, nhưng họ dường như không nhận được sự nhượng bộ to lớn nào từ Nga. 

Điện Kremlin tuyên bố sẽ không tuân thủ lệnh ngừng bắn ở Biển Đen trừ khi ngân hàng nông nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính khác của Nga liên quan bán buôn lương thực được tái kết nối với hệ thống thanh toán quốc tế.

Ngoài ra, Matxcơva cũng yêu cầu các công ty phương Tây nối lại việc cung cấp thiết bị nông nghiệp cho Nga, đồng thời kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với tàu thuyền và hoạt động buôn bán lương thực cũng như các biện pháp hạn chế áp đặt lên các nhà sản xuất phân bón và thực phẩm của nước này.

"Tôi nghĩ Nga muốn kết thúc cuộc chiến này, nhưng có thể họ đang cố tình trì hoãn. Tôi cũng từng làm như vậy trong nhiều năm" - Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận trên Đài Newsmax ngày 25-3.

Tình báo Mỹ vẫn coi Nga là mối đe dọa

Mặc dù Mỹ đã thay đổi đáng kể cách tiếp cận trong những tuyên bố về Nga, nhưng báo cáo thường niên về các mối đe dọa toàn cầu do các cơ quan tình báo Mỹ công bố vào ngày 25-3 vẫn coi Nga là "mối đe dọa tiềm tàng lâu dài đối với quyền lực, sự hiện diện và lợi ích toàn cầu của Mỹ".

Báo cáo nhận định Nga đang chiếm ưu thế trong cuộc chiến ở Ukraine và có đòn bẩy lớn hơn trong việc gây sức ép buộc Ukraine cùng các đồng minh của Kiev phải đàm phán "một cái kết cho cuộc chiến theo hướng mang lại cho Matxcơva những nhượng bộ mà họ đang tìm kiếm".

Nga bắn hạ drone Ukraine tại Biển Đen ngay sau cam kết đình chiến

Nga bắn hạ drone Ukraine trên vùng Biển Đen trong bối cảnh chưa rõ khi nào và như thế nào để các thỏa thuận Biển Đen có hiệu lực.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran được khởi động lại sau nhiều ngày bị đóng băng, nhưng triển vọng đạt đột phá vẫn còn mơ hồ.

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc chuyến thăm Nga, lên đường thăm Belarus

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc chuyến thăm Nga, lên đường thăm Belarus

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc

Tây Ban Nha yêu cầu hơn 160.000 người ở yên trong nhà sau khi một vụ cháy tại nhà kho công nghiệp thải ra một đám mây khí clo độc lan rộng.

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar