19/09/2012 10:33 GMT+7

Sửa xe miễn phí giúp người khuyết tật

YẾN TRINH - ĐỖ PHI
YẾN TRINH - ĐỖ PHI

TT - Từ nhiều năm nay, người khuyết tật qua lại góc ngã tư Cống Quỳnh - Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1, TP.HCM) được bơm vá, sửa xe miễn phí.

Phóng to

Ông Lương bên tấm bảng “Bơm vá sửa xe - người tàn tật bơm vá miễn phí” - Ảnh: Đỗ Phi

Đang tranh thủ ngồi nghỉ trưa dưới cái nắng rát mặt, ông Phạm Văn Lương vội bật dậy khi thấy một ông lão lúi cúi lăn xe lên lề đường: “Chú làm ơn làm phước vá giùm tôi cái bánh xe. Tôi đi bốn, năm chỗ rồi mà không ai chịu vá”. Ông Lương cẩn thận đẩy xe ông lão lên lề đường.

“Xong rồi ông, con không lấy tiền ông đâu, ông đi cẩn thận” - ông Lương cười xòa khi ông lão định đưa tờ tiền cất kỹ trong bọc nilông.

Đó là câu chuyện một năm về trước, lý do mà ông Lương gắn bảng “Bơm vá sửa xe - người tàn tật bơm vá miễn phí” . Dòng chữ như cái dang tay đón tiếp những người khách không lành lặn. Cứ thế, những vòng xe lăn đến nhiều hơn.

Chị Thu bán nước gần đó kể: “Lâu lâu tôi lại thấy anh Lương loay hoay ẵm người bán vé số đặt xuống ghế, rồi khi sửa xong ảnh lại ẵm lên xe lăn. Mỗi khi nhìn cảnh này, tôi phục ảnh lắm!”. Về phần mình, ông Lương chỉ nói: “Những người khuyết tật rất dễ mặc cảm. Việc bán dạo của họ cũng bấp bênh, có khi tôi thấy một ly trà đá họ cũng không dám mua. Tôi quen sống ở ngoài đường nên thương những người nghèo giống mình. Giúp họ được gì thì tôi giúp”.

Với tấm lòng hết mình với người khuyết tật là thế, nhưng mấy ai biết được người đàn ông này sống cảnh “gà trống nuôi hai gà con” trong một phòng trọ ở Q.3 (người vợ bỏ đi khi đứa con thứ hai mới một tháng tuổi). Việc bơm vá xe cũng chỉ đủ đắp đổi qua ngày từng bữa cơm và gói ghém cho đứa con 7 tuổi học bổ túc lớp 1.

Quê Quảng Ninh, ông Lương vào Sài Gòn từ năm 1991 và bơm vá xe ở góc ngã tư này mười mấy năm nay. Sáu năm trước, khi con trai đầu 1 tuổi, ông ẵm nó theo, vừa bơm sửa xe vừa trông nom. Ông cùng con ăn ngủ lề đường, che gió bằng góc tường nhà vệ sinh công cộng và trụ điện. Đứa thứ hai ông phải chắt bóp thuê người trông coi vì nó còn quá nhỏ.

Mấy người chạy xe ôm gần đó kêu ông “khùng” vì “tối ngày sửa xe không lấy tiền, làm xe ôm giùm, kêu xe cấp cứu phụ giúp mấy người bị tai nạn ở góc đường này...”. Ông chỉ cười: “Dù tui sửa xe lề đường nhưng đó là đồng tiền chân chính, ai tới sửa xe mà nạt nộ khó chịu là tui nói liền. Còn mấy người đi khám bệnh gần đây hay bị giật giỏ xách, trong túi không còn đồng nào, tôi chở họ tới nhà người quen giúp họ thôi. Có gì đâu”. Ông hay nói câu “có gì đâu” như thế.

YẾN TRINH - ĐỖ PHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Chỉ vài năm kể từ khi thực hiện cuộc vận động "hai không", cảnh gian lận thi cử lại tái phát.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar