28/02/2025 18:09 GMT+7

Sửa nghị định để khai thác máy bay COMAC của Trung Quốc tại Việt Nam

Để các hãng hàng không Việt Nam có thể khai thác máy bay COMAC của Trung Quốc, cần sửa nghị định và thông tư nhằm cấp giấy chứng nhận loại cho máy bay này.

Sửa nghị định để khai thác máy bay COMAC của Trung Quốc tại Việt Nam - Ảnh 1.

Máy bay COMAC ARJ21 của Trung Quốc sản xuất trình diễn tại sân bay Đà Nẵng tháng 3-2024 - Ảnh: NGỌC ĐỨC

Bộ Giao thông vận đã có công văn lấy ý kiến góp ý của Bộ Tư pháp về áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn xây dựng nghị định và thông tư liên quan để cấp phép khai thác tại Việt Nam máy bay COMAC của Trung Quốc sản xuất.

Theo Bộ Giao thông vận tải, trên cơ sở đề xuất của Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet), Công ty TNHH Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) về khai thác máy bay COMAC tại Việt Nam và kết quả cuộc gặp của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà với phó chủ tịch COMAC, bộ này đã rà soát các quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ Giao thông vận tải cho biết khoản 2 điều 12d nghị định số 92/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng (được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định số 89/2019/NĐ-CP của Chính phủ) quy định: "Các chủng loại tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam được Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) hoặc Cơ quan An toàn hàng không châu Âu (EASA) hoặc nhà chức trách hàng không Việt Nam cấp chứng chỉ loại tàu bay".

Như vậy theo quy định hiện hành, các chủng loại máy bay nhập khẩu vào Việt Nam được FAA hoặc EASA hoặc nhà chức trách hàng không Việt Nam (Cục Hàng không Việt Nam) cấp chứng chỉ loại tàu bay. Hiện quy định chưa cho phép nhà chức trách hàng không Việt Nam công nhận chứng chỉ loại tàu bay đối với những máy bay chưa được FAA và EASA cấp giấy chứng nhận loại.

Trong thực tiễn, thủ tục cấp giấy chứng nhận loại chỉ được thực hiện khi Việt Nam là quốc gia thiết kế và Cục Hàng không Việt Nam xây dựng ban hành các tiêu chuẩn, có đầy đủ nguồn nhân lực có trình độ để đảm bảo thực hiện quá trình phê chuẩn giấy chứng nhận. 

Tuy nhiên, thời gian để xây dựng tiêu chuẩn, hoàn thiện quy trình và chuẩn bị đầy đủ nhân lực mất rất nhiều năm. Quá trình thực hiện cấp giấy chứng nhận cũng sẽ cần rất nhiều thời gian. Thực tế EASA thực hiện trong vòng 8 năm đối với máy bay Airbus A350, FAA thực hiện trong vòng 8 năm với máy bay Boeing B787.

Theo Bộ Giao thông vận tải, thời gian vừa qua, đại dịch COVID-19, chiến sự xảy ra trên một số khu vực đã ảnh hưởng đến dây chuyền cung cấp vật tư, khả năng cung cấp máy bay đầy đủ, đúng hạn từ các nhà sản xuất tàu bay truyền thống như Airbus, Boeing và Embraer (được FAA và EASA cấp giấy chứng nhận loại).

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của lệnh triệu hồi đối với động cơ Pratt & Witney ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động khai thác máy bay của Việt Nam.

Trong tình hình đó, việc giới hạn cho phép các máy bay khai thác tại Việt Nam chỉ có giấy chứng nhận loại do Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc FAA hoặc EASA cấp (mà không cho phép Cục Hàng không Việt Nam công nhận) sẽ làm hạn chế cơ hội của các hãng hàng không Việt Nam trong việc tiếp cận các loại máy bay được thiết kế, chế tạo bởi các quốc gia khác có năng lực toàn cầu về khoa học và công nghệ.

Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Chính phủ bãi bỏ khoản 2 điều 12d nghị định số 92/2016/NĐ-CP để phù hợp với tình hình thực tế và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình đưa máy bay của COMAC vào khai thác tại Việt Nam.

Đề xuất công nhận các tiêu chuẩn máy bay do Trung Quốc sản xuất

Ngoài sửa nghị định, Bộ Giao thông vận tải cũng đề nghị sửa đổi một số điều của thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ban hành bộ quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

Bởi vì, hiện nay bộ quy chế an toàn hàng không dân dụng cho phép việc công nhận các tiêu chuẩn phê chuẩn tàu bay và công nhận giấy chứng nhận loại của 5 nhà chức trách hàng không gồm: Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA), Cơ quan An toàn hàng không châu Âu (EASA), Canada, Brazil và Liên bang Nga. Trong danh sách này chưa có Cục Hàng không Trung Quốc.

Việc sửa đổi, bổ sung nội dung trên là rất cần thiết khi Trung Quốc hiện nay cũng là quốc gia thiết kế máy bay, đã sản xuất máy bay COMAC ARJ21-700 (C909) và C919 đang khai thác tại thị trường nội địa Trung Quốc và ở một quốc gia nước ngoài (máy bay C909 khai thác tại Indonesia), đã có lịch sử khai thác an toàn.

Nhà sản xuất máy bay Trung Quốc muốn đưa tàu bay thân hẹp bay chặng Côn Đảo

Lãnh đạo Công ty Comac mong muốn cuối năm nay, sản phẩm máy bay thân hẹp sẽ có thể chính thức bay trên bầu trời Việt Nam ở chặng bay Côn Đảo, góp phần tạo thuận lợi trong đi lại cho người dân Việt Nam.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Công ty chứng khoán giảm mạnh nhân sự, tăng đầu tư công nghệ

Big data, AI… tạo ra sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn trong ngành chứng khoán. Cục diện thị phần mới đang được sắp xếp lại dưới tác động của yếu tố công nghệ.

Công ty chứng khoán giảm mạnh nhân sự, tăng đầu tư công nghệ

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Với sản lượng hơn 165.000 tấn vải thiều cho thu hoạch trong vòng 2 tháng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị tỉnh Bắc Giang tổ chức tiêu thụ linh hoạt, sát thực tế và thường xuyên cập nhật kịch bản tiêu thụ.

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar