25/03/2025 05:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sửa Hiến pháp để sắp xếp tinh gọn bộ máy

Việc sửa Hiến pháp nhằm sắp xếp lại bộ máy nhà nước đang được tiến hành. Bản dự thảo chi tiết đã được hoàn thiện để lấy ý kiến nhân dân trong tháng 5 và 6.

bộ máy - Ảnh 1.

Người dân đến làm các thủ tục hành chính tại UBND phường 4, quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Ngày 24-3, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Đề án rà soát, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đồng thời, dự thảo báo cáo về công tác hoàn thiện thể chế phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Việc đưa ra các câu hỏi lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp lần này cần sát với nội dung sửa đổi và cần ngắn gọn, rõ ràng để người dân có thể trả lời nhanh, tổng hợp cũng nhanh.

PGS.TS Đinh Xuân Thảo (nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sẽ lấy ý kiến nhân dân trong một tháng

Theo Chủ tịch Quốc hội, tính chất nội dung công việc này rất hệ trọng, khối lượng công việc rất lớn, liên quan trách nhiệm của nhiều cơ quan và tổ chức, gắn với chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Yêu cầu cần thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, hiệu quả, đòi hỏi quy trình và thủ tục cần chặt chẽ, bảo đảm, chất lượng, trên cơ sở tính đổi mới, tư duy đột phá. Về cơ chế phải bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và ý kiến nhân dân.

Ông nêu rõ theo quy định, việc sửa Hiến pháp sẽ phải tiến hành lấy ý kiến nhân dân. Dự kiến việc lấy ý kiến nhân dân trong một tháng, tổng hợp trong năm ngày, thời gian lấy ý kiến diễn ra trong tháng 5 và tháng 6.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết các cơ quan liên quan họp liên tục để bảo đảm các nội dung đã chín, đã rõ, được thực tế kiểm nghiệm và chứng minh thì sẽ tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền.

Theo ông Mẫn, những ngày qua, Thường trực ủy ban Pháp luật và Tư pháp đã chủ trì, phối hợp khẩn trương, gấp rút nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo đề án tập trung ở sáu nhóm vấn đề; dự thảo báo cáo đã tập trung rà soát 58 văn bản của Đảng, 12 điều khoản Hiến pháp năm 2013, 421 văn bản pháp luật.

Dự thảo đề án rất công phu, gồm chín loại tài liệu; dự thảo báo cáo rõ các phương án đề xuất và hệ thống ba phụ lục.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định đến thời điểm này dự thảo Đề án rà soát, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và Dự thảo báo cáo về công tác hoàn thiện thể chế phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được xây dựng rất công phu, bài bản.

Sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức có liên quan đã trách nhiệm hơn, ý kiến gửi về đủ, chủ động, bảo đảm tiến độ.

Lấy ý kiến sát nhất, dân chủ nhất

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó có nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp xã theo kết luận của Bộ Chính trị thì trước hết phải sửa đổi một số điều của Hiến pháp 2013.

Điều này cần phải làm ngay và hoàn toàn khả thi, bởi đây không phải là sửa đổi nhiều mà cụ thể là một số điều như điều 110, 111... của chương 9 về chính quyền địa phương. Cùng với đó là sửa đổi một số điều liên quan đến tổ chức hệ thống chính trị về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội...

Như vậy, sau khi Quốc hội khai mạc họp kỳ họp thứ 9 tới (đầu tháng 5-2025) sẽ xem xét quyết định việc sửa đổi Hiến pháp, thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Sau đó, Ủy ban dự thảo Hiến pháp sẽ soạn thảo, lấy ý kiến nhân dân.

Từng là trưởng tiểu ban lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến nhân dân của Ủy ban dự thảo Hiến pháp khi sửa Hiến pháp 1992 thành Hiến pháp 2013, ông Thảo cho hay việc lấy ý kiến có thể thực hiện qua nhiều kênh. Như các địa phương sẽ lấy ý kiến nhân dân từ xã, huyện và tỉnh, sau đó tập hợp báo cáo Chính phủ rồi gửi về tiểu ban.

Một kênh khác thông qua Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các hội... từ địa phương lên sẽ tập hợp ý kiến gửi lên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tiếp tục gửi tiểu ban. Từ các cơ quan của Đảng cũng tập hợp ý kiến và chuyển lên...

Ngoài ra, Ủy ban dự thảo Hiến pháp cũng về các địa phương tổ chức các hội thảo để tập hợp lấy ý kiến.

"Khi tập hợp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã có hàng triệu ý kiến của người dân trong và ngoài nước gửi về", ông Thảo nêu.

Ông Thảo chỉ rõ so với những lần sửa lớn trước thì việc sửa Hiến pháp 2013 đang được nghiên cứu thực hiện đã có định hướng rõ vào các nội dung cần sửa về tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính địa phương. Do đó quy trình lấy ý kiến người dân vẫn sẽ tiến hành rất chặt chẽ, dân chủ, khách quan, tuân thủ các quy trình, thủ tục và đảm bảo sẽ lấy được đa dạng, đầy đủ ý kiến của các tầng lớp nhân dân.

Tuy nhiên, yêu cầu của việc sửa đổi lần này không nhiều nên thời gian lấy ý kiến như Chủ tịch Quốc hội nêu là sẽ diễn ra trong vòng một tháng (tháng 5 đến tháng 6) thì cần nghiên cứu để thực hiện lấy ý kiến nhân dân gọn hơn, tập trung vào các nội dung sửa đổi lần này liên quan bỏ cấp huyện, tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, việc sáp nhập một số tỉnh, sắp xếp cấp xã...

Để bảo đảm lấy được ý kiến sát nhất, dân chủ nhất của nhân dân, ông Thảo cho rằng sau khi Quốc hội quyết định sửa đổi, các cơ quan liên quan ở trung ương cần chuyển nội dung cần lấy ý kiến về cấp tỉnh và giao trách nhiệm cho cấp tỉnh chuyển xuống huyện, xã để lấy ý kiến.

Với các chuyên gia, nhà khoa học, quản lý nên tổ chức các hội thảo ở ba miền Bắc, Trung, Nam để lấy ý kiến, tổng hợp.

Ngoài ra, theo ông Thảo, ban biên tập sửa đổi Hiến pháp có thể mở một kênh thông qua thư điện tử để người dân ở trong và ngoài nước có thể gửi các ý kiến của mình qua đây.

Cùng với đó, như yêu cầu của Chính phủ, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan nghiên cứu chuẩn bị bảo đảm kỹ thuật, nội dung để lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID bảo đảm dân chủ, minh bạch, khoa học, hiệu quả, thuận tiện...

bộ máy - Ảnh 2.

Đồ họa: T.ĐẠT

Quốc hội biểu quyết thông qua Hiến pháp ra sao?

Sửa Hiến pháp để sắp xếp tinh gọn bộ máy - Ảnh 2.

Giải quyết hồ sơ tư pháp - hộ tịch cho người dân tại UBND phường 19, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Theo PGS.TS Đinh Xuân Thảo - nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, tại điều 120 của Hiến pháp 2013 đã quy định về việc sửa đổi Hiến pháp.

Cụ thể, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp.

Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Lấy ý kiến dân về sửa Hiến pháp để sắp xếp bộ máy

Chủ tịch Quốc hội cho biết dự kiến việc lấy ý kiến nhân dân sửa Hiến pháp trong 1 tháng, tổng hợp trong 5 ngày và thời gian lấy ý kiến trong tháng 5, 6.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Sau bài phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận danh hiệu Giáo sư danh dự và bản sao bản luận án của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Sân bay Gia Bình sẽ vừa phục vụ quốc phòng, an ninh vừa khai thác dân sự, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay.

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Vụ bắn thần công 'lạc' vào khán giả: Do hỏa pháo hết hạn sử dụng

Loại hỏa pháo được bắn từ súng thần công ở Kỳ đài Huế hôm 3-5 được mua từ năm 2023 và hết hạn sử dụng từ lâu, dẫn đến sự cố trên.

Vụ bắn thần công 'lạc' vào khán giả: Do hỏa pháo hết hạn sử dụng

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Công ty cổ phần đầu tư F88 chuẩn bị niêm yết trên sàn UpCOM. Nhiều thông tin tài chính được chuỗi cầm đồ lớn nhất cả nước này minh bạch tại báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2024.

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar