20/09/2020 11:12 GMT+7

Sự thật đằng sau số liệu kinh tế lạc quan của Trung Quốc

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Theo giáo sư Michael Pettis của Đại học Bắc Kinh, sự hồi phục của kinh tế Trung Quốc sau dịch COVID-19 ẩn giấu đằng sau một vấn đề rất lớn chỉ có nước này mới hiểu rõ.

Sự thật đằng sau số liệu kinh tế lạc quan của Trung Quốc - Ảnh 1.

Đằng sau số liệu kinh tế của Trung Quốc là một sự hồi phục mất cân đối và không bền vững - Ảnh: FT

Ngày 15-9, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố dữ liệu kinh tế tháng 8, theo đó chỉ số bán lẻ (phản ánh nhu cầu tiêu dùng) giảm 8,6% trong 8 tháng đầu năm 2020, nhưng so với năm ngoái vẫn tăng được 0,5%.

Dữ liệu còn cho thấy sản xuất công nghiệp tăng 5,6%, đầu tư tài sản cố định tăng 4,16%, và thặng dư thương mại tăng 19,3% trong tháng 8.

Những con số đó khiến hầu hết nhà phân tích tin rằng sự hồi phục của Trung Quốc sau dịch COVID-19 là chắc ăn và bền vững.

Nhưng đó không phải là ý nghĩa thật sự của dữ liệu. Ngược lại, nó cho thấy sự hồi phục của Trung Quốc đến giờ phút này rất mong manh và mất cân đối.

Trong biểu đồ bên dưới có thể thấy trước năm 2020, chỉ số bán lẻ tăng trưởng nhanh hơn sản xuất công nghiệp một chút, phản ánh rằng nền kinh tế đang tự cân đối lại với tốc độ chậm - điều mà Trung Quốc hết sức cần.

Nhưng năm 2020 mối quan hệ đó đã đảo ngược, sản xuất công nghiệp giờ lại tăng nhanh hơn bán lẻ nhiều, có nguy cơ xóa hết mọi thành quả tái cân đối của Trung Quốc trong 2-3 năm qua.

Sự thật đằng sau số liệu kinh tế lạc quan của Trung Quốc - Ảnh 2.

Tương quan sản xuất công nghiệp (đường màu đen) và bán lẻ (màu hồng) ở Trung Quốc - Đồ hoạ: FT

Trong 7 tháng đầu năm nay, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc thấp hơn giai đoạn cùng kỳ 2019 nhưng khoảng cách bắt đầu thu hẹp từ tháng 6. Mức tăng vọt trong tháng 8 đồng nghĩa lần đầu tiên trong năm 2020, tổng sản lượng đã vượt quá năm ngoái.

Nếu như đây là thập niên 1980-1990, khi sản xuất là lĩnh vực giới hạn tăng trưởng kinh tế Trung Quốc thì dữ liệu trên có thể là dấu hiệu hồi phục rõ ràng, nhưng bây giờ mọi thứ đã khác và hầu hết các nhà phân tích bị lầm lẫn.

Trong hơn một thập niên qua, chính Bắc Kinh đã công khai thừa nhận yếu tố giới hạn thực sự (của tăng trưởng) là nhu cầu, nhất là nhu cầu tiêu dùng trong nước, bên cạnh đầu tư trong lĩnh vực tư nhân thúc đẩy bởi nhu cầu đó.

Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, sản xuất của Trung Quốc đã vượt quá cấp độ quản lý bền vững, đẩy nền kinh tế phải vận hành với mức thặng dư thương mại khổng lồ, cộng với quy mô đầu tư hạ tầng công cao ngất ngưỡng nhằm giảm bớt sự thừa mứa (trong sản xuất).

Dữ liệu kinh tế trong mấy tháng qua nói cho chúng ta biết không chỉ nhu cầu trong nước của Trung Quốc chẳng hồi phục mấy, chút hồi phục ít ỏi đó còn được thúc đẩy bởi chủ trương tăng cường khu vực sản xuất của Bắc Kinh.

Bằng cách tăng đầu tư công trong hậu cần và hạ tầng, bảo lãnh mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp, hoặc trợ cấp cho sản xuất, Bắc Kinh kích thích khu vực sản xuất để tạo công ăn việc làm, từ đó gián tiếp thúc đẩy tiêu dùng.

Vấn đề của chiến lược này là nó nới rộng khoảng cách giữa nhu cầu bền vững và tổng nguồn cung công nghiệp, theo biểu đồ cho thấy.

Nói cho đúng, phục hồi kinh tế ở Trung Quốc (và thế giới nói chung) đòi hỏi sự phục hồi trong nhu cầu tiêu dùng song song với phục hồi trong cung ứng. Nhưng điều đó không xảy ra ngay hiện tại.

Chỉ có 2 cách giải quyết, hoặc là thặng dư thương mại của Trung Quốc phải tăng nhanh - làm suy yếu hồi phục kinh tế của các nước khác, hoặc đầu tư công của Trung Quốc phải tăng nhanh hơn - làm tăng nợ công của nước này, mà thực ra cách này cũng không còn mấy hiệu quả.

Đó chính xác là những gì chúng ta chứng kiến trong dữ liệu. Đầu tư tài sản cố định tăng, dẫn dắt bởi mức đầu tư công còn nhanh hơn, trong khi thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng vọt - hiện đã đạt khoảng 4-5% GDP.

Nói cách khác, "sự phục hồi" của Trung Quốc thực chất chỉ là những căn bệnh cũ - vốn chính họ cũng thừa nhận - thêm trầm trọng. Nó sẽ không bền vững nếu nền kinh tế không chuyển đổi kịp thời, mọi thứ sẽ bộc lộ hết một khi nợ công Trung Quốc không còn tăng đủ nhanh để khỏa lấp.

Châu Âu đã thỏa hiệp được gói tiền lớn cho hồi phục kinh tế

TTO - Châu Âu đã thỏa hiệp được các điều kiện cho quỹ phục hồi kinh tế và ngân sách lớn chưa từng thấy lên đến gần 2.000 tỉ euro sau những ngày đàm phán đầy căng thẳng.

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các hợp đồng mua sắm thiết bị y tế có giá trị trên 45 triệu NDT (6,3 triệu USD) từ Liên minh châu Âu (EU).

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Gần đây nhiều du khách bị các đối tượng lập fanpage homestay, khách sạn tại tỉnh Đắk Lắk mới để lừa đặt cọc tiền phòng rồi chiếm đoạt.

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Từ nay đến hết năm, các tỉnh được sáp nhập về sẽ bàn giao nguyên trạng công ty xổ số cho UBND tỉnh mới. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn hoạt động cũng như lịch biểu phát hành từ năm 2026.

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Giá hồ tiêu nội địa đang duy trì ổn định như hai ngày trước đó với mức giao dịch phổ biến 139.000-144.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, giá tiêu thế giới tăng, giảm trái chiều.

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Phiên bản nâng cấp của các tấm pallet carbon âm tính "Made in Vietnam" vừa được thí điểm trong hệ thống kho tự động của các nhãn hàng đa quốc gia, dần thay thế pallet truyền thống.

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025

Quảng Ngãi là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong 6 tháng đầu năm 2025, với GRDP tăng tới 11,51%. Riêng theo địa giới cũ (trước hợp nhất Quảng Ngãi - Kon Tum), mức tăng thậm chí lên đến 12,4%.

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar