14/08/2019 19:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sự sống mong manh, vẫn 'băng qua' trúng tuyển cao đẳng y

LƯ THẾ NHÃ
LƯ THẾ NHÃ

TTO - Mắc chứng bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia, người xanh xao, luôn mệt mỏi, sự sống mong manh nhưng cô học trò nghèo, ở nhà tình thương này luôn cố gắng học tập và trúng tuyển trường cao đẳng y.

Sự sống mong manh, vẫn băng qua trúng tuyển cao đẳng y - Ảnh 1.

Trong những ngày chờ nhập học, Nghi phụ mẹ chằm lá kiếm tiền trang trải việc học - Ảnh: Lư Thế Nhã

Tin Lâm Thị Tuyết Nghi mắc bệnh tan máu bẩm sinh, trúng tuyển Trường cao đẳng Y dược Pasteur cơ sở tại TP.HCM làm cho cả Trường THPT Lê Anh Xuân, Mỏ Cày Bắc, Bến Tre, gia đình và xóm giềng đều vui mừng. Thế nhưng cạnh đó là nhiều nỗi lo cho Nghi khi phải đi học xa nhà, tiền đâu trang trải việc ăn học, rồi căn bệnh nan y làm Nghi hay mệt, ai kề cạnh chăm sóc cho Nghi.

Nghi được phát hiện bệnh vào năm 2011, lúc đó cô học trò này hay chóng mặt, buồn nôn, người xanh xao, gia đình đưa đi bệnh viện, bác sĩ kết luận là Nghi mắc bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh), bệnh này phải truyền máu mới sống. Từ đó mỗi tháng gia đình đưa Nghi đến Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM để truyền máu, khi thì một bịch, khi phải hai bịch mới đủ máu nuôi sống em.

Là gia đình nghèo không đất canh tác và ở đậu trên đất của nhà thờ Tân Phó, ấp Tân Thuận, xã Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc. Cha của Nghi đi làm thuê mướn ở nông thôn nhưng sức khỏe ông không được tốt do mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, những hôm bệnh hành đau nhức, ông không thể đi làm được.

Tiền làm công kiếm được phần lớn dành dụm đến kỳ truyền máu cho con, ông không dành phần nào chữa bệnh cho mình nên bệnh ngày càng nặng và một chân bị teo cơ, đi lại khó khăn. Mẹ Nghi làm nghề chằm lá dừa nước dùng lợp nhà và chuốt cọng lá dừa bán cho cơ sở bó chổi.

Bà Nguyễn Mộng Thu - mẹ Nghi - cho biết: thu nhập của gia đình cái ăn đã thiếu, khi đến kỳ truyền máu cho Nghi, phải vay mượn khắp nơi. Thường bà tìm người cần lá lợp nhà xin mượn tiền trước giao lá chằm sau. Tiền bán lá chằm không nhiều nên phải mượn thêm tiền của người thân thuộc. Người thân cho mượn nhưng hỏi hoài, cũng không vui, mẹ Nghi đành mượn vàng sau đó mang đi cầm lấy tiền chữa bệnh cho con.

Chi phí truyền máu, xe đò đi lại tốn kém nên mẹ Nghi quyết định chở con đi chữa bệnh bằng xe máy cũ kỹ của gia đình. Những năm Nghi còn nhỏ, ngồi xe hay ngủ gục, bà dùng dây buộc con vào thắt lưng của mình cho con khỏi té.

Còn những hôm đi học, Nghi không đủ sức đạp xe đến trường, mẹ phải đưa rước hoặc xin quá giang bạn bè. Từ cuối năm 2013 đến nay, gia đình Nghi được cấp sổ hộ nghèo, thẻ BHYT, chi phí truyền máu được thanh toán nhưng tiền xét nghiệm và thuốc, gia đình phải chi trả mỗi lần trên 1 triệu đồng.

Sự sống mong manh, vẫn băng qua trúng tuyển cao đẳng y - Ảnh 2.

Mắc bệnh tan máu bẩm sinh, ngày ngày Nghi phải uống thuốc chữa bệnh - Ảnh: Lư Thế Nhã

Được cấp sổ hộ nghèo, gia đình được Ngân hàng Chính sách cho vay và mẹ của Nghi sử dụng tiền này chuộc số vàng trả lại người thân. Đến nay tiền nợ ngân hàng vẫn chưa trả hết bởi gia đình không có đất canh tác, chỉ sống bằng việc làm thuê, lại khi có khi không.

" Em Nghi ngoan hiền, rất lễ phép, luôn cố gắng vượt lên bệnh tật để học tập, em đi học đều đặn, chăm chú nghe thầy cô giảng bài, mỗi tháng em chỉ xin nghỉ hai ngày để đi TP.HCM truyền máu" - thầy Nguyễn Minh Tâm, giáo viên chủ nhiệm lớp 12/1, nói.

Biết hoàn cảnh nghèo, con bệnh nặng, nhà thờ Tân Phó đồng ý cắt cho phần đất gia đình Nghi đang ở đậu để chính quyền địa phương xây tặng nhà tình thương.

Nghi bị bệnh tan máu, trong người luôn mệt mỏi, lúc gần đến ngày truyền máu, sức gần như cạn kiệt, da xanh xao, vẻ mặt lờ đờ trông sự sống rất mong manh!

Thấy con yếu đuối vì bệnh tật, mẹ của Nghi nhiều lần khuyên con nên nghỉ học để giữ sức khỏe nhưng Nghi nhất quyết xin mẹ cho đi học. Nghi tâm sự: “Em cố gắng học để có việc làm nuôi sống, chữa bệnh cho bản thân và phụ giúp cha mẹ đã vất vả vì em".

Trong lớp Nghi luôn chăm chú nghe thầy cô giảng bài. Những hôm đến TP.HCM truyền máu, Nghi nhờ bạn giảng giúp những bài đã mất. Mỗi khi cơn bệnh dịu đi một chút là Nghi gượng dậy học bài, phụ giúp việc nhà cho cha mẹ như: nấu cơm, chuốt cọng lá dừa, chằm lá lợp nhà cho mẹ bán lấy tiền lo cho gia đình, lo bệnh cho Nghi.

"Tuyết Nghi đỗ tốt nghiệp THPT, trúng tuyển trường y là niềm vui lớn của gia đình nhưng rồi đó là nỗi lo tiền ăn ở, học phí suốt 3 năm học, khi mà học phí nhập học gia đình chạy vay chỉ mới đủ đóng trước 4/7 triệu đồng", bà Nguyễn Mộng Thu bộc bạch nỗi lo như vậy.

Sự sống mong manh, vẫn băng qua trúng tuyển cao đẳng y - Ảnh 4.

Mời độc giả đồng hành cùng 2019

1.000 suất học bổng Tiếp sức đến trường hỗ trợ tân sinh viên

Dự kiến, năm học 2019-2020 chương trình sẽ dành khoảng 1.000 suất học bổng cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trúng tuyển ĐH, CĐ với số tiền 10 triệu đồng/suất và 15 triệu đồng cho suất đặc biệt.

Ban biên tập báo Tuổi Trẻ rất mong bạn đọc giới thiệu những tân sinh viên học giỏi, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có nguy cơ bỏ học nếu không được tiếp sức kịp thời qua email: [email protected] hoặc điện thoại: 028.39973838. Đồng thời, bạn đọc có thể ủng hộ kinh phí học bổng, chỗ ở, phương tiện đi lại, dụng cụ học tập... cho tân sinh viên. Đây sẽ là sự hỗ trợ ban đầu và động lực tinh thần để các bạn tự tin viết tiếp ước mơ cuộc đời.

Kinh phí ủng hộ đóng góp trực tiếp tại phòng tiếp bạn đọc báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) hoặc Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ các khu vực; chuyển khoản vào tài khoản báo Tuổi Trẻ số 113000006100, Ngân hàng Công thương chi nhánh 3 TP.HCM hoặc ví điện tử MoMo "Chung tay cùng Tuổi Trẻ". Nội dung chuyển tiền: "Ủng hộ học bổng Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên".

Báo Tuổi Trẻ đã phối với hợp các tỉnh đoàn, thành đoàn tổ chức nhận hồ sơ của các ứng viên.

Riêng tân sinh viên khó khăn miền Bắc và Đông Nam Bộ cần sự giúp đỡ có thể nộp hồ sơ trực tuyến TẠI ĐÂY. Thời hạn nhận hồ sơ đến hết ngày 30-8-2019.

TTO - Ngày 3-8-2019, chỉ mới ba hôm trước, Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng cử nhân cho các sinh viên khóa 2015-2019. Thủ khoa tốt nghiệp của trường là một cử nhân của khoa kinh tế đối ngoại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone

Trong nhóm 3 đứa trẻ chăn bò bị kẹt lũ giữa sông Ba, có 2 em được cứu bằng drone, còn em thứ 3 vì sao phải chờ xuồng ứng cứu?

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone

Nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng: 'Vắng mợ chợ vẫn đông'?

Nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng thường được xem là lựa chọn lịch sự, nhưng không phải ai im lặng ra đi cũng là người giỏi?

Nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng: 'Vắng mợ chợ vẫn đông'?

Đại sứ Môi trường ĐH Mở TP.HCM đồng hành cùng Thử thách sống xanh

Một sân chơi đầy ý nghĩa dành cho sinh viên, các bạn trẻ, những trái tim yêu môi trường và khát khao hành động vì một Việt Nam xanh, phát triển bền vững vừa được trường Đại học Mở TP.HCM khởi động.

Đại sứ Môi trường ĐH Mở TP.HCM đồng hành cùng Thử thách sống xanh

Clip công nhân bị bắt đứng giữa nắng để nghe 'phổ biến công việc', công ty lên tiếng

Công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam, TP Huế đã nhận trách nhiệm, sau khi một nhóm lãnh đạo dây chuyền buộc hơn 10 công nhân đứng giữa nắng nóng để 'phổ biến công việc'.

Clip công nhân bị bắt đứng giữa nắng để nghe 'phổ biến công việc', công ty lên tiếng

Thanh niên Đắk Lắk lập 102 tổ 'phản ứng nhanh' giúp dân làm thủ tục nhanh, gọn

Tỉnh Đoàn Đắk Lắk thành lập 102 tổ 'phản ứng nhanh' tại các xã, phường để hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính, tiếp cận dịch vụ công trong mô hình chính quyền hai cấp.

Thanh niên Đắk Lắk lập 102 tổ 'phản ứng nhanh' giúp dân làm thủ tục nhanh, gọn

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự

Báo cáo thường niên lần thứ 14 của Deloitte khảo sát hơn 23.000 người tại 44 quốc gia, dự kiến đến năm 2030 gen Z và gen Y chiếm gần 75% lực lượng lao động toàn cầu, kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ về kỳ vọng, giá trị và ưu tiên nghề nghiệp.

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar