24/09/2023 10:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sự kiện Asiad: Dịp chứng minh châu Á vươn mình

Từ chỗ bị xem là yếu thế trong làng thể thao thế giới, Asiad nay trở thành một đại hội thể thao mà những cường quốc phương Tây phải để mắt.

Lễ khai mạc Asiad 19 đã để lại ấn tượng mạnh - Ảnh: Hangzhou 2022

Lễ khai mạc Asiad 19 đã để lại ấn tượng mạnh - Ảnh: Hangzhou 2022

Và thật ra đó không chỉ là chuyện so tài trên sân đấu. Asiad được ca ngợi "sự kiện thể thao quy mô thứ 2 thế giới" kể cả khi đặt dưới góc độ về kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ hay cả tầm vóc chính trị.

Tiến bộ từng ngày

Trước tiên, hãy nói đến thể thao thuần túy.

Lần đầu tiên thế giới thể thao phải đưa ra một cái nhìn khác về thực lực của các VĐV châu Á có lẽ là ở Olympic 1964 - kỳ Thế vận hội mang tính lịch sử với người Nhật. Trước đó, cuộc chơi thể thao hầu như chỉ nằm trong tay người phương Tây. Tại Olympic 1960, bốn cường quốc Liên Xô, Mỹ, Ý và Đức đã cùng nhau giành đến 67% số HCV và 55% tổng số huy chương của cả kỳ đại hội.

Năm đó, Trung Quốc chưa tham dự Olympic. Hàn Quốc cử đi 36 VĐV nhưng tất cả đều trắng tay. Nhật Bản nhờ tập trung vào môn thể dục dụng cụ (TDDC) coi trọng sự khéo léo, dẻo dai đã giành được 4 HCV (toàn bộ đều ở TDDC). Nhưng chừng đó là không đủ để các nước phương Tây phải ngoái nhìn.

Phải đến khi Nhật đăng cai Olympic, người châu Á mới bắt đầu được vị nể trên đấu trường thể thao thế giới. Năm đo,́ Nhật giành 16 HCV và đứng thứ 3 chung cuộc trên bảng tổng sắp huy chương. Lợi thế chủ nhà: có. Nhưng ở ngay kỳ Olympic tiếp theo, người Nhật vẫn giữ được vị trí thứ 3 dù Mexico là chủ nhà. Và 50 năm tiếp theo đó, Nhật vẫn giữ vững một vị trí trong nhóm top 10 của Olympic.

Người Nhật duy trì đà tiến bộ vững chắc, còn Trung Quốc và Hàn Quốc nhảy vọt trong 30 năm trở lại đây. Trung Quốc chỉ mất đúng 6 lần tham dự Olympic (từ 1984) để trở thành cường quốc thể thao số 2 sau Mỹ. Còn Hàn Quốc cũng giữ chắc một chân trong top 10 kể từ Olympic Los Angeles 1984. Ở Tokyo 2020, ba nước Đông Á đã đoạt tổng cộng 21% số HCV của đại hội.

Và ở Asiad, tất cả những cái tên xuất sắc nhất của Nhật, Hàn, Trung đều sẽ góp mặt. Ở nhiều nội dung thi đấu, nhiều môn thể thao như bóng bàn, cầu lông, TDDC, cử tạ..., cuộc đấu ở Asiad thật ra cũng là cuộc so tài tầm thế giới.

Đoàn thể thao Việt Nam diễu hành trong lễ khai mạc Asiad 19 - Ảnh: ĐỨC KHUÊ

Đoàn thể thao Việt Nam diễu hành trong lễ khai mạc Asiad 19 - Ảnh: ĐỨC KHUÊ

Không còn là "Đông Á bệnh phu"

Song hành cùng thành tích thể thao là khả năng đăng cai các kỳ đại hội. Về chuyên môn của cuộc chơi, người châu Á (cụ thể là Đông Á) nói chung vẫn chưa áp đảo được các VĐV phương Tây vốn cao to, cường tráng. Nhưng nếu nói đến năng lực tổ chức, trong nhiều năm trở lại đây, châu Á lại nắm đa số.

Cụ thể, 2/4 kỳ Olympic mùa hè gần nhất do châu Á đăng cai (Bắc Kinh 2008 và Tokyo 2020). Và cả hai kỳ Olympic mùa đông gần nhất là ở Hàn Quốc và Trung Quốc. Các nước phương Tây ngày nay có xu hướng né tránh các kỳ Olympic vì sợ lãng phí. Trái lại, ba nước Đông Á lại xem các sự kiện thể thao hàng đầu là biểu trưng cho sức mạnh về kinh tế, du lịch và công nghệ.

Năm 1988, Hàn Quốc đã thông qua Olympic Seoul để quảng bá rộng rãi về văn hóa của mình. Sau kỳ Olympic này, khắp thế giới biết đến món ăn kimbap và kim chi. Rất nhiều món ăn Hàn Quốc dần được đưa vào thực đơn dành riêng cho giới VĐV. Trong khi đó, taekwondo từng bước trở thành một môn võ quốc tế.

Tương tự, kinh tế và du lịch Trung Quốc bùng nổ sau Olympic Bắc Kinh 2008. Và đến Tokyo 2020, người Nhật thêm một dịp mở mang tầm mắt cho thế giới thấy "kỷ nguyên công nghệ" của mình.

Không chỉ Olympic, kể cả ở Asiad, ba nước Đông Á cũng tỏ rõ sự nghiêm túc. Tại Incheon 2014, chủ nhà Hàn Quốc đã xây dựng nhiều tuyến tàu điện ngầm để phục vụ đại hội. Và dù chỉ là thành phố lớn thứ 3 ở Hàn Quốc, Incheon đem đến đầy đủ tiện nghi, những nhà thi đấu đẳng cấp. Và ở Hàng Châu 2022, lĩnh vực công nghệ lại càng được đẩy mạnh. Chủ nhà Trung Quốc đang quyết tâm khiến thế giới phải trầm trồ về một kỳ Asiad mang tầm vóc Olympic.

"Đông Á bệnh phu", cách gọi miệt thị một thời người phương Tây dành cho người dân Đông Á đã là chuyện quá khứ. Ngày nay, nhìn từ các sự kiện thể thao, ba cường quốc Đông Á đều đã đứng vào đẳng cấp cao nhất về khả năng tổ chức, về chuyên môn thi đấu, và cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học…

Lễ khai mạc Asiad 19 tối 23-9 được sánh với khai mạc Olympic - Ảnh: ĐỨC KHUÊ

Lễ khai mạc Asiad 19 tối 23-9 được sánh với khai mạc Olympic - Ảnh: ĐỨC KHUÊ

Thời của Đông Nam Á

Nếu ở đẳng cấp cao nhất, Hàn, Nhật, Trung khiến các nước phương Tây dè chừng tại Olympic, thì ngày nay, nhiều nền thể thao đến từ Đông Nam Á cũng không còn bị xem là "thấp cổ bé họng" khi bước ra sân chơi châu lục.

Ở Asiad 2018, Indonesia vươn lên hạng 4 nhờ lợi thế chủ nhà. Nhưng Thái Lan - thường được xem là anh cả làng thể thao Đông Nam Á - từ lâu đã ổn định một vị trí trong top 10 thể thao châu lục. Malaysia, Việt Nam và Singapore cũng lần lượt giữ các vị trí thứ 14, 16 và 18 trên bảng tổng sắp của Asiad 18.

SEA Games là kỳ đại hội thể thao mà đông đảo VĐV Đông Nam Á có thể giành huy chương nhất và hướng đến việc nâng cao thành tích ở tương lai. Do đó, theo dòng thời gian, Asiad ngày nay mới thực sự là trọng tâm bởi đây là cơ hội thuận lợi nhất để các VĐV khu vực có thể tiếp cận, cạnh tranh với những ngôi sao tầm cỡ thế giới.

Đừng quên khoảnh khắc Huy Hoàng tranh đua từng giây với Sun Yang ở Asiad 18 - được xem là khoảnh khắc biểu tượng của thể thao Việt Nam. Dù không đoạt HCV, Huy Hoàng đã có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với một nhà vô địch thế giới (đặc biệt là ở môn bơi lội).

Sau trận thua Iran 0-4 của Olympic Việt Nam, HLV Hoàng Anh Tuấn khuyên nhủ các học trò: "Thời của thầy, thi đấu ở Asiad còn là chuyện mơ cũng không được". Thật vậy, ngày nay, Asiad là cơ hội để các VĐV Đông Nam Á cạnh tranh với những nhà vô địch thế giới. Đồng thời để tất cả những người hâm mộ chúng ta chiêm ngưỡng những bữa tiệc về công nghệ, về tính tổ chức của các siêu cường.

Lễ khai mạc Asiad 19: Hoành tráng và hiện đại

Tối 23-9, lễ khai mạc Asiad 19 đã diễn ra hoành tráng và hiện đại, mở màn cho hơn 2 tuần tranh tài của kỳ Á vận hội lần thứ 19.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tuyển bóng chuyền nam Việt Nam: Mục tiêu nào tại SEA V.League?

Hôm nay (9-7), tuyển bóng chuyền nam Việt Nam sẽ bắt đầu hành trình thi đấu chặng 1 Giải bóng chuyền nam SEA V.League 2025 tại Philippines.

Tuyển bóng chuyền nam Việt Nam: Mục tiêu nào tại SEA V.League?

PSG - Real Madrid: Đại chiến dải ngân hà ở bán kết

Hơn một thập niên qua, PSG đã luôn mơ về một ngày đạt đến đẳng cấp của Real Madrid. Và ít nhất trong cuộc chạm trán lúc 2h ngày 10-7 (giờ Việt Nam), họ hoàn toàn tự tin trước mặt đội bóng vĩ đại nhất lịch sử.

PSG - Real Madrid: Đại chiến dải ngân hà ở bán kết

Ra mắt bảo tàng Cristiano Ronaldo đầu tiên

Bảo tàng đầu tiên tại châu Á dành riêng cho Cristiano Ronaldo đã mở cửa vào ngày 7-7 vừa qua tại Hong Kong.

Ra mắt bảo tàng Cristiano Ronaldo đầu tiên

Hoàng Anh Gia Lai chạy đà sớm

Trong khi các CLB khác còn đang lo tuyển chọn lực lượng cho mùa giải mới 2025 - 2026, CLB Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã ổn định xong mọi thứ.

Hoàng Anh Gia Lai chạy đà sớm

Vì sao Công nương Kate có thể không dự khán trận chung kết Wimbledon?

Điện Buckingham lo ngại về sự cố ngoại giao có thể xảy ra nếu Công nương Xứ Wales Kate Middleton phải trao cúp cho một tay vợt của Nga hoặc Belarus tại chung kết Wimbledon 2025.

Vì sao Công nương Kate có thể không dự khán trận chung kết Wimbledon?

Dự đoán tỉ số: Mbappe ghi bàn, PSG gục ngã trước 'nhà vua' Real Madrid

Trận "đại chiến" giữa PSG và Real Madrid trong khuôn khổ bán kết FIFA Club World Cup 2025 sẽ được diễn ra vào lúc 2h ngày 10-7.

Dự đoán tỉ số: Mbappe ghi bàn, PSG gục ngã trước 'nhà vua' Real Madrid
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar