13/06/2022 18:54 GMT+7

Sốt xuất huyết tăng cao tại miền Tây, có nơi tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ

ĐẶNG TUYẾT
ĐẶNG TUYẾT

TTO - Ngày 13-6, ông Trần Quang Hiền - giám đốc Sở Y tế An Giang - cho biết hiện dịch sốt xuất huyết tăng mạnh so với cùng kỳ do nhiệt độ thời tiết tăng cao, mưa đến sớm và dự báo trong 2 tuần nữa dịch bệnh chạm đỉnh.

Sốt xuất huyết tăng cao tại miền Tây, có nơi tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ - Ảnh 1.

Bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới, An Giang khám và tư vấn cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết - Ảnh: TỐNG DOANH

Theo ông Hiền, số ca mắc sốt xuất huyết tại tỉnh An Giang tính đến ngày 5-6 là gần 4.500 ca, tăng 387% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 251% so với số ca của trung bình 5 năm (2016 - 2020).

Trong đó báo động tại thị xã Tân Châu tăng hơn 1.000% và huyện An Phú tăng gần 1.000% so với cùng kỳ. Hiện chưa có ca tử vong.

Ông Hiền cho biết số ca mắc sốt xuất huyết tăng theo chu kỳ 4 năm một lần, cùng với một số yếu tố như: thời tiết thay đổi, độ ẩm và nhiệt độ quá cao, mùa mưa đến sớm. Mặt khác, do thời gian dài chống dịch COVID-19 nên vệ sinh môi trường không được đảm bảo cũng góp phần làm gia tăng dịch bệnh.

"Hiện các đơn vị y tế địa phương vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường phòng dịch, phun xịt khử trùng diện rộng đối với nơi có ổ dịch. Đồng thời, các cơ sở khám chữa bệnh phải chuẩn bị nguồn lực, thuốc, vật tư y tế để ứng phó. Dự báo tháng 7 tới sẽ là đỉnh dịch của bệnh sốt xuất huyết", ông Hiền nói.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Toàn - khoa hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới, An Giang - cho biết bệnh sốt xuất huyết thường gặp chủ yếu ở trẻ em, nhất là độ tuổi từ 5 - 15 và có xu hướng mắc nhiều cả người lớn. Ở trẻ càng nhỏ thì khả năng chuyển nặng càng cao do bé chưa biết nói nên người nhà khó có thể theo dõi những dấu hiệu.

"Người nhà chú ý cho bệnh nhân uống nhiều nước, ăn loãng dễ tiêu, theo dõi những biểu hiện cần nhập viện. Đặc biệt không nên truyền dịch tại nhà, bởi nếu sau đó bệnh chuyển nặng cần nhập viện truyền dịch thì rất có nguy cơ bệnh nhân dư dịch gây nguy hiểm và khó khăn trong quá trình điều trị.

Đa số các trường hợp sốc vì bệnh không bù đủ nước bằng đường uống dẫn đến tình trạng thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch nên việc bù nước cho bệnh nhân rất quan trọng", bác sĩ Toàn lưu ý.

Tại Đồng Tháp, tính đến ngày 5-6, toàn tỉnh có hơn 1.900 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 241% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, có 69 ca nặng và 2 trường hợp tử vong.

Phun hóa chất nhiều nơi diệt muỗi, ngăn sốt xuất huyết

TTO - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết hiện số ca bệnh sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao ở hầu hết các quận, huyện và TP Thủ Đức, trừ quận 10.

ĐẶNG TUYẾT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

Những cò mồi lăng mạ, chửi bới các bác sĩ và người bệnh khi bệnh nhân không theo họ vào những phòng khám tư.

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar