04/07/2013 04:56 GMT+7

Sốt vẫn cố vào phòng thi

 (H.BÌNH)
 (H.BÌNH)

TT - Sáng 3-7, trong giờ làm thủ tục dự thi tại phòng thi 0038 hội đồng thi Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, cán bộ coi thi phát hiện một nam thí sinh ủ rũ, mặt mày bơ phờ gục đầu lên bàn. “Tôi liền gọi nhân viên y tế nhà trường đến kiểm tra sức khỏe cho thí sinh - cán bộ coi thi Nguyễn Thị Ngọc Diệp cho biết - Sau đó, nhân viên y tế đến khám thì được biết thí sinh bị sốt siêu vi.

Thí sinh này nói bạn đang nằm bệnh viện nhưng xin xuất viện để đi làm thủ tục. Sau đó, nhân viên y tế nhà trường mang thuốc sốt đến phòng thi để thí sinh uống và gửi thêm cho bạn vài liều về nhà uống thêm”. Theo cán bộ coi thi, thí sinh nam này quê từ một tỉnh ở miền Trung vào thi.

Mẹ con xương thủy tinh đi thi

Đó là chị Trần Thị Liên (42 tuổi, ở Kon Tum) và con gái Võ Thị Thanh Thảo dự thi vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Chị Liên cho biết chị bị bệnh xương thủy tinh từ nhỏ. Sau khi lập gia đình sinh được Thảo và hai người con thì tất cả đều bị di truyền, chiều cao của mẹ con chị chỉ gần 1m. Do chị bị bệnh tật nên tất cả thu nhập đều dựa vào nghề phụ hồ của chồng rất bấp bênh. Ngày đi thi, hai mẹ con chị Liên được bà con cho ít tiền lận lưng để đón xe từ Kon Tum về Đà Nẵng. Đến nơi, chị được các tình nguyện viên đưa về ở KTX Trường ĐH Bách khoa. Ban quản lý KTX biết mẹ con chị bị bệnh, lại thuộc diện hộ nghèo nên cho ở miễn phí.

Thí sinh khiếm thị từ chối xin đặc cách

Phóng to

Đó là thí sinh Võ Văn Nhật, học lớp 12/2 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Đà Nẵng - ảnh), dự thi tại hội đồng thi Trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng). Bà Nguyễn Thị Anh (mẹ Nhật) chia sẻ: “Nhật bị khiếm thị từ năm 2 tuổi, từ đó đến nay mắt cháu không còn nhìn tỏ mọi vật xung quanh. 12 năm cắp sách đến trường, sinh hoạt trong môi trường của người mù và miệt mài học tập, năm nào Nhật cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi”. Có mặt tại hội đồng thi nơi Nhật sẽ thi bằng hình thức chữ nổi dành cho người mù, thầy giáo Nguyễn Duy Quy (Trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu) chia sẻ: “Ba năm học phổ thông em luôn dẫn đầu lớp. Riêng ba môn toán, lý, hóa em học rất giỏi. Tôi tin rằng với thực lực của mình, em sẽ vượt qua kỳ thi đại học này”. Nhật bộc bạch: “Từ những năm cấp III em đã thích thú việc sau này sẽ trở thành một doanh nhân giỏi. Vì lý do đó em đã không ngần ngại đăng ký dự thi ngành quản trị kinh doanh tổng quát Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng”.

Phòng thi phải... quay lưng lại

Phóng to
Phòng thi Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng quá rộng nên thí sinh phải ngồi quay lưng - Ảnh: Đ.CƯỜNG

Tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) có phòng thi có diện tích rộng nên phải bố trí tới bốn giám thị, thí sinh chia làm hai ngồi quay lưng lại. PGS.TS Lê Kim Hùng - chủ tịch điểm thi Trường ĐH Bách khoa - cho biết trong số 37 phòng thi tại điểm thi thì có bốn phòng có diện tích rộng nên bố trí vách ngăn bằng bàn ở giữa rồi thiết kế hai bảng ở đầu và cuối phòng thi để chia hai số thí sinh. Ông Hùng cho biết mỗi phòng thi như vậy được bố trí tối đa 40 thí sinh và bốn giám thị để đảm bảo khoảng cách giữa các thí sinh.

 (H.BÌNH)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Hàng loạt trường đại học triển khai hệ thống chatbot AI, hoạt động 24/7, nhằm hỗ trợ thí sinh tiếp cận thông tin tuyển sinh, tư vấn.

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Những nội dung 'nóng' này sẽ được giải đáp tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển, diễn ra ngày 19-7 tại Hà Nội và TP.HCM.

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Hai trường sư phạm thông báo bổ sung chỉ tiêu đào tạo giáo viên

Trường đại học Sư phạm Hà Nội và Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 vừa cập nhật chỉ tiêu đào tạo giáo viên, một số ngành tăng/giảm chỉ tiêu so với công bố dự kiến trước đó.

Hai trường sư phạm thông báo bổ sung chỉ tiêu đào tạo giáo viên

TP.HCM xây dựng phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2026

Sau sáp nhập, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu các phòng chuyên môn xây dựng phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2026.

TP.HCM xây dựng phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2026

Bảng quy đổi điểm thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội

Trường đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm bách phân vị kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 (kỳ thi SPT) cho 17 tổ hợp xét tuyển không nhân hệ số và 11 tổ hợp nhân hệ số một môn thành phần.

Bảng quy đổi điểm thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar