27/04/2010 17:27 GMT+7

Sony sẽ ngưng sản xuất đĩa mềm

PHONG VÂN (Theo MobileWorld)
PHONG VÂN (Theo MobileWorld)

TTO - Vòng đời 29 năm của chiếc đĩa mềm đã đến hồi kết khi hãng Sony tuyên bố sẽ ngưng sản xuất đĩa mềm tại Nhật.

Phóng to
Đĩa mềm (Floppy disk) 3,5-inch, dung lượng lưu trữ 1,44MB - Ảnh: Internet

Nguyên nhân chính của việc ngưng sản xuất là do người tiêu dùng không còn nhu cầu sử dụng đĩa mềm (floppy disk). Tuy nhiên, Sony cho biết phải đến tháng 3-2011 thì mới ngưng hoàn toàn việc sản xuất đĩa mềm tại Nhật mặc dù đã ngưng sản xuất tại nhiều thị trường khác vào tháng 3-2010.

Tuy là một trong những quốc gia đi đầu về công nghệ nhưng thị trường Nhật Bản vẫn còn tiêu thụ 12 triệu đĩa mềm trong năm 2009 vừa qua và Sony chiếm 70% thị phần. Nếu làm một phép so sánh nhỏ thì mức lưu trữ dữ liệu trên 12 triệu đĩa mềm sẽ bằng với mức lưu trữ của 700 đĩa Blu-ray loại mặt đơn.

Mức giá trung bình của một hộp gồm 10 chiếc đĩa mềm 3,5-inch của Sony tại chợ công nghệ Tokyo của Nhật Bản là 115.000đ. Đa số nhóm đối tượng người dùng vẫn còn sử dụng đĩa mềm thuộc lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu.

Những chiếc đĩa mềm 3,5-inch đầu tiên của Sony ra lò vào năm 1981 để thay thế cho loại đĩa mềm bản lớn 5.25-inch. Năm 2000-2002 là thời kỳ hưng thịnh nhất của những chiếc đĩa mềm khi số lượng Sony bán ra đạt 47 triệu chiếc. Những năm sau đó là sự trỗi dậy của đĩa CD-R và CD-RW với mức lưu trữ lên đến 650MB rồi đến đĩa DVD nâng mức lưu trữ lên hàng GB và thiết bị lưu trữ di động phổ biến hiện nay là các ổ đĩa USB đã khiến doanh số bán ra của đĩa mềm tụt dốc.

Năm 1998, hãng Apple đã chính thức loại bỏ ổ mềm (ổ đĩa gắn trong máy tính để đọc dữ liệu đĩa mềm) ra khỏi các dòng máy iMac mới. Dell tiếp bước theo sau khi một số dòng máy để bàn (desktop) Dimension được sản xuất vào năm 2003 không trang bị sẵn ổ mềm.

Sony là một trong những hãng cuối cùng ngưng sản xuất đĩa mềm.

Chiếc đĩa mềm và 1.44MB lưu trữ gợi nhớ khá nhiều kỷ niệm từ những ngày đầu còn lập bập gõ những phím đầu tiên trên chiếc máy tính sử dụng chip Intel đời 386. Luôn luôn thích thú với chiếc đĩa mềm 3,5-inch nằm gọn trong hộp nhựa thay vì loại đĩa mềm bản lớn 5.25-inch trong vỏ giấy. Tuy vậy, những lúc buồn bực cũng không ít khi dữ liệu bài học quan trọng hay một game hay trên DOS vừa chép xong không thể nhận diện do đĩa mềm bị lỗi.

Sở hữu trong tay 3-4 chiếc đĩa mềm loại tốt ngày ấy là niềm tự hào khi đến phòng thực hành máy tính của trường hay ra một vài tiệm dịch vụ máy tính ít ỏi trong thành phố. Đĩa CD khi đó là một thứ xa xỉ và có phần bất tiện vì không phải ai cũng đủ sức sắm sửa một dàn máy tính kèm ổ ghi CD.

29 năm không phải là quãng thời gian ngắn. Công nghệ lưu trữ ngày nay đã đưa mức dung lượng vượt qua những giới hạn mà trước đây không thể nghĩ đến. Những ổ cứng di động hiện nay cũng đã có mức dung lượng 1-2 TB, đồng nghĩa với việc xách hơn cả triệu chiếc đĩa mềm theo bên mình. Song song với dung lượng, kích cỡ của các loại ổ đĩa cũng được thu nhỏ dần, ổ SSD sẽ thay thế HDD vào một ngày đẹp trời gần đây theo vòng xoay công nghệ mà trong đó ổ đĩa mềm đã làm tốt vai trò của mình trong 29 năm qua.

PHONG VÂN (Theo MobileWorld)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

Chỉ cần truy cập, web đã biết bạn đang dùng thiết bị gì: máy tính hay điện thoại. Bằng cách nào mà nó biết điều đó?

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Thời gian qua rộ tin CapCut ‘âm thầm’ cập nhật điều khoản sử dụng để giữ lại video, âm thanh và hiệu ứng do người dùng tạo ra, ngay cả khi họ chưa từng chia sẻ.

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?

Chỉ cần bạn vừa gõ vài chữ cái đầu, Google đã hiện ra đúng điều bạn đang định tìm. Làm thế nào mà công cụ tìm kiếm này có thể ‘đọc' được suy nghĩ của bạn?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar