23/12/2018 07:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sóng thần do núi lửa phun ở Indonesia, 62 người thiệt mạng

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Đến 11h40 ngày 23-12, người phát ngôn cơ quan thảm họa Indonesia thông báo số người chết đã tăng lên 62, với ít nhất 20 người mất tích sau trận sóng thần ập vào bờ biển xung quanh eo biển Sunda của Indonesia.

Nhiều công trình xây dựng sập khi xảy ra sóng thần - Nguồn: SUTOPO PURWO NUGROHO

Sóng thần do núi lửa phun ở Indonesia, 62 người thiệt mạng - Ảnh 2.

Núi lửa Anak Krakatoa trên hòn đảo cùng tên tại eo biển Sunda của Indonesia, bức ảnh chụp lần phun trào trong tháng 7 năm nay - Ảnh: REUTERS

Sóng thần do núi lửa phun ở Indonesia, 62 người thiệt mạng - Ảnh 3.

Núi lửa Anak Krakatoa phun ngay trước khi xảy ra sóng thần

Thông tin trên do Reuters và báo The Guardian công bố theo thông báo của cơ quan thảm họa Indonesia.

Theo đài BBC, cơ quan quản lý thảm họa cho biết hiện còn 2 người đang mất tích. Hàng chục tòa nhà đã bị phá hủy.

Cũng theo ông Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn cơ quan thảm họa quốc gia Indonesia, ước tính có 430 căn nhà và 9 khách sạn bị hư hỏng nặng trong thảm họa sóng thần. Thông tin cho thấy khu vực ảnh hưởng của thiên tai rơi vào vùng có cả người dân lẫn khách du lịch.

Theo nhà chức trách Indonesia, nguyên nhân sóng thần có thể là do những dịch chuyển địa tầng sâu dưới đáy biển sau khi núi lửa Anak Krakatoa phun trào một ngày trước đó.

Sóng thần do núi lửa phun ở Indonesia, 62 người thiệt mạng - Ảnh 4.

Sóng thần cuốn phăng nhả cửa ven biển

Sóng thần do núi lửa phun ở Indonesia, 62 người thiệt mạng - Ảnh 5.

Người dân vào trú trong một giáo đường ở Pandeglang - Ảnh: Reuters

Sóng thần do núi lửa phun ở Indonesia, 62 người thiệt mạng - Ảnh 6.

Xe bị sóng thần hất tung

Sóng thần do núi lửa phun ở Indonesia, 62 người thiệt mạng - Ảnh 7.

Một ngôi nhà và một cửa hàng nhỏ tan hoang sau trận sóng thần tại khu vực Tanjung Lesung ở Pandeglang, tỉnh Banten, Indonesia ngày 22-12 - Ảnh: REUTERS

Sóng thần do núi lửa phun ở Indonesia, 62 người thiệt mạng - Ảnh 8.

Một quân nhân xem xét vết thương cho người dân địa phương trong thảm họa sóng thần tại Tanjung Lesung ở Pandeglang, tỉnh Banten, Indonesia - Ảnh: REUTERS

Chưa phát hiện nạn nhân nước ngoài tại Indonesia

Trưa 23-12, báo Guardian dẫn phát biểu của ông Scott Morrison, thủ tướng Úc, khẳng định cho tới nay không có người nước ngoài nào trong số những trường hợp thương vong vì sóng thần tại Indonesia.

Trước đó chính quyền Úc cho biết nước này sẵn sàng điều động lực lượng hỗ trợ tới Indonesia sau thảm họa sóng thần.

Theo báo Guardian, khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất là vùng Pandeglang thuộc tỉnh Banten trên đảo Java. Khu vực này bao gồm vườn quốc gia Ujung Kulon và các bãi biển nổi tiếng.

Trong số những trường hợp tử vong có 33 người tại khu vực Pandeglang. Có ít nhất 3 trường hợp tử vong khác ở Serang, khu vực nằm xa hơn về phía bắc.

Hãng tin AP dẫn lời anh Alif, một cư dân ở huyện Pandeglang cho biết sóng thần ập tới chỗ anh có độ cao khoảng 3 mét. Theo anh Alif, nhiều người dân chỗ anh vẫn đang tìm kiếm người thân còn mất tích.

Những con sóng lớn cũng đã ập về phía tây, tới đảo Sumatra. Tại thành phố Bandar Lampung phía nam Sumatra, hàng trăm người dân đã phải chạy vào trụ sở của người đứng đầu địa phương này tá túc.

Anh Øystein Lund Andersen, một nhân chứng kể lại tình hình khi sóng thần xảy ra: “Tôi phải chạy khi con sóng ập vào bờ. Sóng cao khoảng từ 15-20 mét khi đã vào trong đất liền”. Anh cho biết đang chụp ảnh ngọn núi lửa Anak Krakatoa thì nhìn thấy cột sóng cao khổng lồ lao về hướng mình.

Đã không có cảnh báo sóng thần

Theo nhà báo tại Indonesia của đài ABC (Úc) - David Lipson, vì không xảy ra động đất, nguyên nhân thường dẫn đến sóng thần, nên đã không có bất cứ cảnh báo nào cho biết thảm họa này sẽ xảy ra trước đó.

Trên tài khoản Twitter, nhà báo David Lipson nói rõ lại sự việc. Theo anh cơ quan thảm họa Indonesia ban đầu thông báo với người dân đợt sóng lớn đó chỉ là là hiện tượng thủy triều dâng cao trong thời điểm trăng tròn, không phải sóng thần. Cơ quan này đã kêu gọi người dân không nên hoảng sợ hoặc phát tán tin đồn. Hiện cơ quan này đã xin lỗi vì thông tin sai.

Cũng theo nhà báo David Lipson, một phần nguyên nhân của sự nhầm lẫn này là vì nhà chức trách đã không ghi nhận thấy các hoạt động địa chất đáng kể nào (động đất) trước khi sóng thần xảy ra. Tới giờ họ mới tin rằng một vụ lở đất dưới biển cũng có thể gây ra sóng thần.

Sóng thần do núi lửa phun ở Indonesia, 62 người thiệt mạng - Ảnh 9.

Một khu vực bị ngập nước do anh Øystein Lund Andersen chụp

Eo biển Sunda nằm giữa các đảo Java và Sumatra, kết nối biển Java với Ấn Độ Dương.

Các trường hợp thiệt mạng trong thiên tai này được ghi nhận tại các khu vực Pandeglang, Nam Lampung và Serang.

Sóng thần do núi lửa phun ở Indonesia, 62 người thiệt mạng - Ảnh 10.

Vị trí núi lửa Anak Krakatoa phun gây ra sóng thần

Các video do người đứng đầu cơ quan quản lý thảm họa Indonesia cung cấp cho thấy sau khi sóng thần xảy ra, các đường phố ở khu vực bị ảnh hưởng chìm trong nước.

Sóng thần do núi lửa phun ở Indonesia, 62 người thiệt mạng - Ảnh 11.

Thiệt hại do sóng thần gây ra.

Cảnh báo tránh xa các khu vực quanh eo biển Sunda

Theo hãng tin Reuters, nhà chức trách Indonesia cảnh báo người dân và du khách ở những khu vực ven biển xung quanh eo biển Sunda tránh xa các bãi biển tại đây. Những cảnh báo thủy triều dâng cao sẽ duy trì cho tới ngày 25-12.

"Đề nghị mọi người không ở gần các bãi biển xung quanh eo Sunda. Những người đã được sơ tán đề nghị chưa trở lại", thông báo của người đứng đầu cơ quan khí tượng, ông Rahmat Triyono, cho biết.

Theo cơ quan địa chất Indonesia, núi lửa Anak Krakatoa đã phun trào khoảng 24 phút ngày 21-12, trước khi xảy ra sóng thần tối 22-12. Ngọn núi lửa cao 305 mét này nằm ngoài khơi, cách bờ biển phía tây đảo Java khoảng 80 km, và bắt đầu hoạt động từ tháng 6 năm nay. Trong tháng 7 chính quyền địa phương đã phát lệnh cấm người dân cư trú trong khu vực bán kinh 2km so với miệng núi lửa.

Cũng theo giới chức Indonesia, vì các đợt phun trào núi lửa hiếm khi gây ra sóng thần, nên đây cũng là nguyên do khiến nhà chức trách nước này ban đầu đã không nghĩ hiện tượng cột sóng cao bất thường là sóng thần.

Trước đó, trong thông tin đăng tải trước nhất trên tài khoản Twitter, người đứng đầu cơ quan thảm họa quốc gia, ông Sutopo, cho rằng không có sóng thần mà chỉ là hiện tượng sóng lớn do thủy triều lên cao. Tuy nhiên sau đó chính ông Sutopo đã phải xóa đoạn tweet này và khẳng định đó là sóng thần.

Indonesia vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân chính xác dẫn tới thảm họa sóng thần. Cho tới lúc này nhà chức trách Indonesia vẫn cho rằng trận sóng thần xảy ra do kết hợp của hai yếu tố: núi lửa Anak Krakatoa phun trào gây dịch chuyển địa tầng dưới đáy biển và thủy triều trong ngày trăng tròn.

Cơ quan chức năng Indonesia đang xem xét liệu nguyên nhân sóng thần có phải xuất phát từ việc núi lửa Anak Krakatoa phun trào hay không. Trong những tháng qua, ngọn núi lửa này đã vài lần hoạt động.

Indonesia nằm trên Vành đai lửa, nơi thường xuyên xảy ra các trận động đất.

Tháng 9 năm nay, ít nhất 832 người đã thiệt mạng trong thảm họa kép động đất, sóng thần xảy ra tại thành phố Palu trên đảo Sulawesi của Indonesia.

Sóng thần do núi lửa phun ở Indonesia, 62 người thiệt mạng - Ảnh 12.

Người dân sơ tán vào bên trong một đền thờ sau khi sóng thần xảy ra tại tỉnh Banten, Indonesia ngày 22-12 - Ảnh: REUTERS

Đường phố ngập nước đến đầu gối sau khi có sóng thần do núi lửa phun ở Indonesia - Video: ABC

* TTO đang tường thuật trực tiếp.

TTO - Số người chết vì thảm họa kép động đất - sóng thần tại Indonesia đã lên tới con số gần 400 và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar