17/07/2024 18:20 GMT+7

Sống ở thành phố lớn, không dám sinh con thêm vì nuôi chẳng nổi

Kết hôn đã lâu nhưng không dám sinh con, nếu đã có một con thì không dám sinh thêm hoặc liền tìm đến các phương pháp triệt sản là chuyện thực tế của nhiều cặp đôi trẻ ở TP.HCM.

Chi phí nuôi dạy con ở các thành phố lớn quá đắt đỏ, từ đó trở thành gánh nặng - Ảnh: TRIỆU VÂN

Chi phí nuôi dạy con ở các thành phố lớn quá đắt đỏ, từ đó trở thành gánh nặng - Ảnh: TRIỆU VÂN

Sinh con, nuôi con thời nay có gì mà khiến nhiều người trẻ "khiếp vía" đến thế?

Lương ba đồng nên không dám sinh con

Từ miền Tây lên TP.HCM lập nghiệp, anh Khang (32 tuổi) và chị Lan (28 tuổi, trọ quận Bình Tân) bén duyên rồi kết hôn hồi năm 2020. Đầu tháng 12 năm ngoái, chị Lan sinh đứa con đầu lòng, sau gần 4 năm kế hoạch.

Theo anh Khang, ngày con chào đời, khoảnh khắc con cất tiếng khóc là ngày anh hạnh phúc nhất. "Nhưng đó cũng là khoảnh khắc bắt đầu chuỗi ngày áp lực của hai vợ chồng", anh Khang bộc bạch.

Từ ngày mang thai, các cơn ốm nghén, một lần động thai cùng vạn lý do khác khiến chị Lan gần như phải ngồi yên một chỗ để dưỡng thai. Vợ bầu cần ăn uống chất lượng hơn, thăm khám thai cũng nhiều hơn, trong khi đã mất một đầu lương nên mọi áp lực đổ dồn lên vai anh.

Nội ngoại đều ở xa, đã già nên gần như hai vợ chồng anh chị phải tự túc chăm con. Ngoài thời gian làm công nhân ở công ty, thời gian tăng ca, anh Khang phải đăng ký chạy xe ôm để có thêm tiền.

Thương vợ lọ mọ một mình chăm con suốt ngày, đêm về anh cũng gắng gượng để phụ thêm. "Nói thì tội con, nhưng thực sự tôi rất áp lực. Chắc một lần này rồi thôi, khiếp rồi", anh trải lòng.

Vợ chồng anh Đình Trọng, chị Như Ngọc (cùng 32 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) cũng đang chật vật trong chuỗi ngày thức đêm thức hôm chăm con mọn.

Lương thợ hồ của anh Trọng tùy thuộc vào chuyện nắng mưa. Tháng nào nắng đều, việc nhiều, làm đều công thì lương mới được chừng 10 triệu đồng.

Tháng nào mưa nhiều, đau ốm hay nhà thầu không có việc thì xem như "đói meo". Đồng nghĩa với việc tháng đó hai vợ chồng anh buộc phải tằn tiện hết sức. Việc anh gọi điện cho chủ trọ xin nợ tiền nhà cũng vì thế diễn ra thường xuyên.

"Giờ biết sao được, hai vợ chồng chỉ biết dặn nhau một đứa rồi thôi. Thời này chăm con khổ quá, chẳng dám đèo bồng thêm, khác xưa nhiều lắm rồi", anh Trọng nói.

Đường sá luôn trong tình trạng đông đúc, thời gian di chuyển kéo dài lại trở thành gánh nặng khiến cuộc sống thêm nhọc nhằn - Ảnh: TRIỆU VÂN

Đường sá luôn trong tình trạng đông đúc, thời gian di chuyển kéo dài lại trở thành gánh nặng khiến cuộc sống thêm nhọc nhằn - Ảnh: TRIỆU VÂN

Chi phí sinh hoạt, học tập quá đắt đỏ

Từ ngày có con đầu lòng đến nay đã 10 năm, cũng là ngần ấy thời gian anh Trí Dũng (ngụ quận Tân Bình) kiêm luôn việc "xe ôm" đưa con đến trường. Việc được đồng hành cùng con trên chặng đường đến trường rất hạnh phúc. Nhưng với tình hình giao thông ở TP.HCM hiện nay, đặc biệt là trục đường Cộng Hòa mà mỗi sáng chiều hai cha con anh phải vượt qua, dần dần trở thành áp lực. Những hôm trời mưa lớn hay có tai nạn, hai cha con chật vật nhích từng tí một để về đích.

Anh Dũng kể, ngoài chi phí ăn, uống sữa và đi học của con mỗi tháng đã không dưới 8 triệu đồng. Đó gần như là những chi phí cố định, thiết yếu rồi. "Đó là chưa kể đến khoản học thêm học bớt. Mình cũng hạn chế lắm nhưng đâu phải ít", anh Dũng nói.

Sinh ít con để có thể tập trung mọi điều kiện cho con phát triển một cách tốt nhất là điều mà nhiều gia đình trẻ đang hướng tới - Ảnh: TRIỆU VÂN

Sinh ít con để có thể tập trung mọi điều kiện cho con phát triển một cách tốt nhất là điều mà nhiều gia đình trẻ đang hướng tới - Ảnh: TRIỆU VÂN

Vừa trò chuyện, chị Hồng Quyên (ngụ quận Tân Phú) nói luôn "đã lâu rồi việc sinh con không còn là mục tiêu nữa". Ngày sinh đứa con trai đầu lòng, vợ chồng chị đã bàn tính nhau để thực hiện các biện pháp triệt sản.

"Nuôi một đứa thôi đã đọa rồi, thêm chi nữa. Một đứa thì sẽ có điều kiện hơn để con phát triển, mình cũng có không gian hơn, đỡ áp lực hơn", chị Quyên tâm sự.

Xu hướng ngại sinh con đang dần phổ biến tại TP.HCM

Mức sinh của TP.HCM hiện đang ở mức rất thấp so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Năm 2023, mức sinh của TP.HCM là 1,32 con. Xu hướng ngại sinh con đang dần phổ biến tại TP.HCM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Video của một người đàn ông Nhật Bản ghi lại toàn bộ một ngày làm việc 18,5 giờ liên tục đang thu hút hàng ngàn lượt xem trên nền tảng YouTube, làm dấy lên nhiều tranh luận về văn hóa làm việc khắc nghiệt tại Nhật.

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Vụ nữ MC đài MBC tự tử: Cảnh sát kết luận có tình trạng bắt nạt nơi làm việc

Ngày 19-5, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc chính thức kết luận có hành vi bắt nạt liên quan đến vụ tự tử của phát thanh viên thời tiết Oh Yoanna khi cô làm việc tại đài MBC.

Vụ nữ MC đài MBC tự tử: Cảnh sát kết luận có tình trạng bắt nạt nơi làm việc

Bác sĩ Trung Quốc gây sốt khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giảm stress

Một bác sĩ sản phụ khoa ở Trung Quốc khiến cộng đồng mạng thích thú khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giải tỏa căng thẳng, cải thiện tâm trạng và... bổ sung khí huyết.

Bác sĩ Trung Quốc gây sốt khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giảm stress

Huấn luyện viên phòng gym bất ngờ khi khách quen trở thành Giáo hoàng Leo XIV

Một huấn luyện viên thể hình tại Rome (Ý) bày tỏ sự kinh ngạc khi biết rằng khách hàng thân thiết của mình trong suốt hai năm qua vừa trở thành Giáo hoàng Leo XIV.

Huấn luyện viên phòng gym bất ngờ khi khách quen trở thành Giáo hoàng Leo XIV

Học Bác thầm lặng tận hiến cho đời

10 năm thực hiện chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, TP.HCM đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, mô hình hiệu quả, biến việc học Bác thành làm theo và thầm lặng cùng góp sức dựng xây TP, đất nước.

Học Bác thầm lặng tận hiến cho đời

Xem chiến sĩ đánh thuốc nổ, ném lựu đạn trên thao trường

Sau 3 tháng nhập ngũ, các chiến sĩ mới được kiểm tra bài '3 tiếng nổ', gồm bắn súng tiểu liên AK, ném lựu đạn, đánh thuốc nổ trên thao trường.

Xem chiến sĩ đánh thuốc nổ, ném lựu đạn trên thao trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar