16/07/2024 13:11 GMT+7

Sông Nhuệ - Đáy đang ‘hấp hối’ do đâu?

Nước thải sinh hoạt từ Hà Nội thải ra các sông nội thành sau đó đổ vào sông Nhuệ - Đáy khoảng 1 triệu m3/ngày đêm, trong đó mới chỉ khoảng 22% được xử lý.

Sông Đáy có nhiều đoạn gần như ngừng chảy (ảnh chụp tại địa phận xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội)

Sông Đáy có nhiều đoạn gần như ngừng chảy (ảnh chụp tại địa phận xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội)

Ngày 16-7, thông tin đến Tuổi Trẻ, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết nước thải sinh hoạt là nguồn ô nhiễm lớn nhất đối với sông Nhuệ - Đáy, chiếm tỉ lệ trên 65% trong tổng lượng nước thải xả vào lưu vực sông này.

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, tại Hà Nội, nước thải sinh hoạt thải ra các sông nội đô sau đó đổ vào sông Nhuệ - Đáy khoảng 1 triệu m3/ngày đêm, trong đó mới chỉ khoảng 22% được xử lý.

Tại Ninh Bình, phát sinh khoảng 100.000 m3/ngày đêm, trong đó có 11% số đô thị có hệ thống xử lý, tỉ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý đạt khoảng 15%.

Tại Hà Nam, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 114.000 m3/ngày đêm và chỉ có 60% số khu đô thị trên địa bàn tỉnh có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Ô nhiễm trên sông Nhuệ đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều khu dân cư ở Hà Nội

Ô nhiễm trên sông Nhuệ đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều khu dân cư ở Hà Nội

Nguồn gây ô nhiễm thứ hai trên sông Nhuệ - Đáy là các nguồn ô nhiễm từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Hiện có khoảng 1.982 nguồn thải tác động, ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy. Đặc biệt, tỉ lệ các làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung còn rất thấp.

Việc chôn lấp chất thải rắn, quản lý chất thải chăn nuôi, hiện tượng nước mưa chảy tràn qua các khu vực ô nhiễm cũng góp phần không nhỏ đến ô nhiễm chất lượng môi trường nước sông Nhuệ - Đáy.

Thêm hình ảnh sông Nhuệ - Đáy đang bị ô nhiễm trầm trọng:

Nước thải đen đặc tại khu vực trạm bơm kết hợp thuộc Xí nghiệp thủy lợi Thanh Trì (huyện Thanh Trì, Hà Nội) ở sông Nhuệ

Nước thải đen đặc tại khu vực trạm bơm kết hợp thuộc Xí nghiệp thủy lợi Thanh Trì (huyện Thanh Trì, Hà Nội) ở sông Nhuệ

Nước thải và bồi lắng như đang bóp nghẹt nhiều đoạn sông Nhuệ

Nước thải và bồi lắng như đang bóp nghẹt nhiều đoạn sông Nhuệ

Sông Đáy chảy trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội

Sông Đáy chảy trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội

Sông Kim Ngưu (dài 7,7km)...

Sông Kim Ngưu (dài 7,7km)...

Và sông Tô Lịch (dài 14,6km) là hai nhánh sông bao quanh Hà Nội và hợp lưu tại thôn Văn, xã Thanh Liệt rồi đổ vào sông Nhuệ (xã Hữu Hòa, cùng huyện Thanh Trì). Trong khi đó, sông Nhuệ (dài 74km), lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc, là sông tiêu nước cho Hà Nội và chảy vào sông Đáy (qua cống Phủ Lý, Hà Nam).

Và sông Tô Lịch (dài 14,6km) là hai nhánh sông bao quanh Hà Nội và hợp lưu tại thôn Văn, xã Thanh Liệt rồi đổ vào sông Nhuệ (xã Hữu Hòa, cùng huyện Thanh Trì). Trong khi đó, sông Nhuệ (dài 74km), lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc, là sông tiêu nước cho Hà Nội và chảy vào sông Đáy (qua cống Phủ Lý, Hà Nam).

Nguồn lực hạn chế nên xử lý ô nhiễm sông Nhuệ - Đáy còn nhiều khó khăn, bất cập

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, do nguồn lực hạn chế nên công tác ngăn chặn nguồn ô nhiễm, từng bước xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường tại các đoạn sông, nhánh sông trên sông Nhuệ - Đáy còn nhiều khó khăn, bất cập.

Trước đó, Tuổi Trẻ có phóng sự ảnh "Lời cảnh báo từ những dòng sông" (đăng ngày 6-7) phản ánh câu chuyện sông Nhuệ - Đáy và bốn dòng sông nội đô Hà Nội gồm: Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Trong khi lòng dẫn sông Đà, sông Hồng bị tụt sâu đã khiến tình trạng sạt lở diễn ra phức tạp, cuốn trôi không ít diện tích đất bãi bồi, nứt nhà dân.

Đáng lo ngại hơn khi lòng dẫn của sông Đà, sông Hồng bị tụt sẽ khiến các dòng sông nhánh, kênh thủy lợi nói trên khó có thể "hồi sinh" vì ô nhiễm gia tăng do không có nước tạo dòng chảy.

Lời cảnh báo từ những dòng sông

Từ phản ảnh của bạn đọc nạn ô nhiễm, mất đất vì sạt lở, PV Tuổi Trẻ đi thực tế nhiều tháng để ghi lại "Lời cảnh báo từ những dòng sông" qua phóng sự ảnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trình Quốc hội duyệt dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku 4 làn xe hoàn chỉnh

Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku được Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư với chiều dài 125km, 4 làn xe hoàn chỉnh với tổng mức đầu tư 43.734 tỉ đồng.

Trình Quốc hội duyệt dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku 4 làn xe hoàn chỉnh

Ông Thái Bảo, chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai làm phó bí thư Tỉnh ủy

Sáng 15-5, Tỉnh ủy Đồng Nai đã tổ chức hội nghị công bố quyết định chuẩn y ông Thái Bảo, chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai làm phó bí thư Tỉnh ủy.

Ông Thái Bảo, chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai làm phó bí thư Tỉnh ủy

Trình Quốc hội tăng vốn đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu lên 21.551 tỉ đồng

Do chi phí bồi thường, tái định cư và chi phí xây dựng tăng nên Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tăng từ 17.837 tỉ đồng lên 21.551 tỉ đồng.

Trình Quốc hội tăng vốn đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu lên 21.551 tỉ đồng

Mang chim trời đến quán cà phê phải có giấy tờ: Kiểm lâm nói gì?

Ông Lê Ngọc Tuấn, chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Huế, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về chuyện mang chim trời đến quán cà phê và việc chứng minh nguồn gốc của chim.

Mang chim trời đến quán cà phê phải có giấy tờ: Kiểm lâm nói gì?

Phương án bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình sau khi hợp nhất với Phú Thọ

Dự kiến có 4.405 cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hòa Bình đăng ký lưu trú tại tỉnh Phú Thọ sau khi hợp nhất.

Phương án bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình sau khi hợp nhất với Phú Thọ

Khắc phục sạt lở đường giao thông mới nâng cấp ở Cần Thơ

Ngày 14-5, thông tin từ Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết vẫn đang theo dõi diễn biến vụ sạt lở đoạn đường giao thông mới đưa vào sử dụng tại phường Long Hưng, quận Ô Môn, TP Cần Thơ.

Khắc phục sạt lở đường giao thông mới nâng cấp ở Cần Thơ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar