23/11/2013 14:21 GMT+7

Sống làng nhàng, tôi đã hoang phí một thời sinh viên

TRẦN HOA (tranhoa1202@...)
TRẦN HOA (tranhoa1202@...)

TTO - Năm nay tôi là sinh viên năm cuối của một trường đại học, chỉ còn vài tháng nữa thôi tôi sẽ tốt nghiệp và đi làm. Nhưng giờ nhìn lại bản thân, tôi thấy mình thiếu sót rất nhiều. Kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội, kỹ năng sống… của tôi đều quá nghèo nàn.

Phóng to
Tranh minh họa: LAP

Sau bài viết Sống làng nhàng, lười tự học là nguyên nhân thất bại của anh Nguyễn Tuấn Quỳnh, tổng giám đốc Công ty CP Nhiên liệu Sài Gòn – SFC, đã có rất nhiều bài viết, ý kiến của bạn đọc gửi về Tuổi Trẻ Online ([email protected]). Một trong số đó là bài viết của bạn Trần Hoa. Chúng tôi xin gửi đến các bạn bài viết này. Bạn Trần Hoa viết:

Năm nay tôi là sinh viên năm cuối của một trường đại học, chỉ còn vài tháng nữa thôi tôi sẽ tốt nghiệp và đi làm. Nhưng giờ nhìn lại bản thân, tôi thấy mình thiếu sót rất nhiều. Kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội, kỹ năng sống… của tôi đều quá nghèo nàn.

Tôi đã lãng phí bốn năm đại học, để rồi khi sắp bước ra một ngưỡng cửa mới của cuộc đời, tôi thấy mình chưa đủ lông đủ cánh để có thể tự bay.

Hơn ba năm về trước, tôi đậu đại học với số điểm khá cao. Tôi cho đó là một thành tích đáng ngưỡng mộ và rằng sau thành tích đó tôi đáng được nghỉ ngơi. Do đó, những ngày đầu của bậc đại học, tôi hầu như không chuyên tâm vào chuyện học hành.

Những năm đầu đại học, tôi chăm chỉ đến giảng đường, nhưng với những môn đại cương mà tôi liệt vào hàng đáng chán, tôi chỉ đến lớp để điểm danh, sau đó làm việc riêng và ngủ.

Lên năm 3, năm 4, tôi cúp học nhiều hơn, kiến thức thầy cô dạy hầu như không thấm vào đâu. Đến gần ngày thi, tôi miệt mài ôn luyện những kiến thức trong đề cương ôn thi.

Để rồi sau mỗi mùa thi, những thứ tôi học cấp tốc, học thuộc lòng đó trôi tuốt tuồn tuột không cách nào giữ lại. Nhiều khi tôi cũng nghĩ ngợi, cũng đắn đo về cách học của mình, nhưng khi nhìn quanh thấy bạn bè mình nhiều người cũng vậy, tôi lại tặc lưỡi “Thôi kệ, tụi nó cũng vậy huống chi mình”.

Đối với những môn học chuyên ngành, tôi chăm chỉ tới lớp, chăm nghe giảng hơn. Nhưng tôi luôn cho rằng chỉ cần học những gì thầy cô dạy, cộng với học trong giáo trình là đủ. Hiếm khi tôi chịu đào sâu vấn đề, chịu tìm hiểu thêm qua sách vở, báo chí. Suy nghĩ sai lầm ấy đã tạo cho tôi cách học thụ động, dễ hài lòng với những gì mình biết.

Hồi học cấp III, còn ở nhà với bố mẹ (lên đại học tôi phải đi ở trọ) tôi rất chăm xem thời sự. Cứ 7 giờ tối là cả nhà lại quây quần bên tivi xem những tin tức trong nước và quốc tế, vừa xem vừa bình luận.

Vì vậy, thời điểm đó kiến thức về chính trị, xã hội, kinh tế,… của tôi rất ổn, tôi có thể nói chuyện với mọi người về những vấn đề nổi cộm trong nước và quốc tế. Từ ngày đi trọ học, tôi bỏ luôn việc xem thời sự với lý do là phòng trọ không có tivi. Nhưng thật ra đấy chỉ là cái cớ, vì phòng trọ tôi có mạng nternet, vẫn có thể xem thời sự được.

Thay vì xem thời sự, tôi lên mạng xã hội, cập nhật trạng thái, khoe ảnh, tám những câu vô thưởng vô phạt với cả người quen lẫn người lạ. Tôi ý thức được cách sử dụng mạng xã hội của mình thật vô bổ và tốn thời gian, nhưng không làm cách nào tôi thoát ra được sức cám dỗ của nó. Đi ra đường, nếu như ai nhắc đến những vấn đề thời sự nào đó, tôi chỉ biết im lặng.

Những ngày chủ nhật rảnh rỗi, thay vì đi ra ngoài, tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa, tôi chỉ biết ngủ nướng và ôm máy tính “luyện” phim, “chém gió” trên Facebook. Những tháng hè, bạn bè tôi đến những miền xa đi du lịch hay làm thiện nguyện, tôi chọn trở về quê, sống trong sự bao bọc của cha mẹ. Vì ít tham gia hoạt động ngoại khóa, ít giao tiếp với người lạ nên kinh nghiệm sống, mối quan hệ của tôi rất hạn chế.

Gần bốn năm đại học trôi qua, tôi đã sống những ngày thừa thãi và vô vị như vậy. Tôi đã lãng phí những năm tháng tuổi trẻ sung sức nhất cho những việc làm vô bổ.

Đúng như bài viết của ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, tổng giám đốc Công ty CP Nhiên liệu Sài Gòn – SFC, tôi đã “sống làng nhàng, lười tự học” suốt một thời sinh viên.

Giờ đây, tôi đang phải cố gắng học tập để lấp những lỗ hổng kiến thức mình thiếu. Nếu tôi biết tự học, biết sống có trách nhiệm với bản thân những năm còn là sinh viên thì bây giờ tôi đã không phải vất vả như vậy.

Bạn nghĩ thế nào về cách sống này? Theo bạn, trường hợp của bạn Trần Hoa có phải là cá biệt hay không?

Liệu bạn, bạn của bạn hay một người nào đó mà bạn quen biết có đã, đang trải qua cuộc sống theo cách này? Thái độ sống của bạn là gì?

Hãy chia sẻ cùng TTO qua địa chỉ [email protected] hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài.

TRẦN HOA (tranhoa1202@...)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học sinh lớp 2 viết xuất sắc về Bác Hồ, giành giải nhất

Hai giải nhất cá nhân cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ năm học 2024-2025 đã được trao cho Trần Ngọc Kiều My, một học sinh lớp 2 tại Thái Bình và Đinh Diệp Linh, một học sinh lớp 5 tại Hà Nội.

Học sinh lớp 2 viết xuất sắc về Bác Hồ, giành giải nhất

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Ca sĩ Hòa Minzy, rapper Double2T được tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Chiều 17-5, tại Học viện Cán bộ TP.HCM, 80 đại biểu thanh niên tiêu biểu đại diện các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc đã được tuyên dương tại Lễ tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác.

Ca sĩ Hòa Minzy, rapper Double2T được tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Chiến sĩ cảnh sát cơ động hiến máu cứu bệnh nhân ung thư nguy kịch

3 chiến sĩ thuộc Phòng cảnh sát cơ động, Công an TP Huế đã kịp thời hiến máu, cứu sống một bệnh nhân bị ung thư máu đang trong tình trạng nguy kịch tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Chiến sĩ cảnh sát cơ động hiến máu cứu bệnh nhân ung thư nguy kịch

Học trưởng thành từ những nỗi đau, thấu hiểu về hạnh phúc qua biến cố

Gương mặt luôn rạng ngời nụ cười, tốc độ làm việc nhanh, chuyên nghiệp, sở hữu bảng dài thành tích... là sơ nét chân dung gương mặt MC - biên tập viên truyền hình Phan Thị Tú Trinh (35 tuổi).

Học trưởng thành từ những nỗi đau, thấu hiểu về hạnh phúc qua biến cố

444 đại biểu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác thắp sáng lý tưởng sống đẹp, sống có ích

444 đại biểu đến từ các tỉnh thành, đơn vị đang tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VIII, năm 2025 trong 3 ngày (16, 17 và 18-5) tại TP.HCM.

444 đại biểu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác thắp sáng lý tưởng sống đẹp, sống có ích
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar