07/11/2015 09:05 GMT+7

Sông Đồng Nai ô nhiễm khủng khiếp

HÀ MI
HÀ MI

TT - “Khủng khiếp” - đó là từ mà đại tá Dương Văn Linh, phó cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, mô tả chất thải đổ ra sông Đồng Nai tại phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai.

Khai thác cát bừa bãi trên sông Đồng Nai gây ô nhiễm môi trường - Ảnh: Hữu Khoa

Tham dự phiên họp ngày 6-11 có đại diện các địa phương liên quan tới sông Đồng Nai gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Lâm Đồng, Long An, Bình Thuận, Ninh Thuận.

4.500 điểm xả nước thải

Nói đến công tác phòng chống tội phạm về môi trường, ông Dương Văn Linh cho biết trên toàn lưu vực hệ thống sông Đồng Nai hằng ngày phải tiếp nhận trên 4.500 điểm xả từ nhiều nguồn nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản, làng nghề, nước sinh hoạt, nông nghiệp, y tế, chăn nuôi...

Qua kiểm tra, Cục Cảnh sát môi trường phát hiện nhiều doanh nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý chất thải hoặc có hệ thống xử lý nhưng không vận hành, vận hành không thường xuyên hoặc chỉ để đối phó với cơ quan chức năng. Có doanh nghiệp xây dựng hệ thống xả thải bí mật để xả nước thải chưa qua xử lý ra kênh rạch, rồi ra sông.

Đại diện Cục Cảnh sát môi trường còn cảnh báo: “Còn các khu đô thị hằng ngày thải nước thải sinh hoạt vào hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn trên 990.000 m3/ngày trong khi hầu như tất cả đô thị đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Đó là chưa kể các tỉnh thành trên lưu vực sông còn nhiều bệnh viện tuyến huyện xả thải trực tiếp vào hệ thống nước thải sinh hoạt, đưa vào nguồn nước lưu vực sông...”.

Cào vét lòng sông

Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông cũng đưa ra cảnh báo về tình trạng lấn, lấp và nạo vét cát tận thu, bơm hút cát lậu. Còn Cục Cảnh sát môi trường thì dẫn chứng việc Bộ Giao thông vận tải cấp phép cho nạo vét luồng lạch trên sông nhưng để xảy ra tình trạng móc cát đem đi bán.

“Nạo vét hiện nay đang có vấn đề. Như tại sông Thị Vải, họ nạo bên này đổ bùn bên kia và lấy cát đi bán” - đại diện Cục Cảnh sát môi trường nhấn mạnh.

Giải thích chuyện cho phép nạo vét, đại diện Bộ Giao thông vận tải cho hay “đây là hợp đồng dịch vụ công ích được bộ ủy quyền cho Cục Hàng hải đứng ra ký với nhà đầu tư”. Hiện bộ cho phép thực hiện 53 dự án nạo vét trên cả nước, trong đó có bốn dự án ở sông Đồng Nai.

Dự án cho phép thực hiện nạo vét hai năm nhưng mới một năm thì gặp phải phản ứng của một số tỉnh nên phải đình chỉ một số dự án. Theo vị này, việc nạo vét để khơi thông luồng lạch là phải làm nhưng sẽ tính toán lại làm sao để ít ảnh hưởng đến môi trường.

Từ kinh nghiệm xảy ra ở địa bàn, ông Đinh Quốc Thái - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - nói: “Đổ hết cho Bộ Giao thông vận tải không đúng đâu. Các tỉnh không cho làm thì cát đâu nó lấy. Họ nạo vét nhưng múc lên lấy bùn đổ ra, lấy cát đi bán. Nguy hiểm nhất là họ lợi dụng nạo vét để lấy những đồng tiền phi pháp nên phải tính toán vấn đề kiểm soát”.

Ông Trần Văn Nam, bí thư kiêm chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cũng nói: “Dứt khoát là không cho nạo vét sông Đồng Nai. Trên lưu vực sông này có chín bãi đá ngầm được tính toán phá đi nhưng ngồi lại bàn thì không được vì nó sẽ làm thay đổi dòng chảy”.

Vụ cá nuôi lồng bè của ngư dân Long Sơn chết trắng vào sáng 6-9 trên sông Chà Và được lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nêu ra như một điển hình trong cuộc họp về ô nhiễm sông Đồng Nai - Ảnh: Đông Hà

Lấp hồ, lấn sông

Cảnh báo về môi trường đang bị xâm hại, Ủy ban bảo vệ lưu vực sông cũng nêu ra thực trạng hiện nay, đó là các địa phương đã và đang xây dựng các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp dọc tuyến sông trên lưu vực sông Đồng Nai.

Cụ thể như vụ lấn sông Đồng Nai ở P.Quyết Thắng (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đến việc lấp hồ Bình An và rạch Bà Khám ở P.Bình Thắng (thị xã Dĩ An, Bình Dương).

Theo Ủy ban bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai, trong quá trình xây dựng các dự án này, các địa phương chưa đánh giá đầy đủ những tác động đối với môi trường và chưa tham vấn, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn về môi trường cũng như Ủy ban bảo vệ sông...

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Nguyễn Minh Quang lưu ý: “Nguồn nước có vai trò rất quan trọng, tác động đến 15 triệu dân ở các tỉnh thành lưu vực sông Đồng Nai. Đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay nhưng không vì thu hút đầu tư mà đánh đổi môi trường”.

Do vậy ông Quang đề nghị lãnh đạo các tỉnh thành phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành phải nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc kiểm tra giám sát xả thải và xử lý các vi phạm về môi trường.

Cam kết khắc phục

Tại cuộc họp, ông Đinh Quốc Thái - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - được giao nhiệm vụ luân phiên, giữ chức chủ tịch Ủy ban bảo vệ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai nhiệm kỳ thứ 3 (2015-2017).

Ông Thái cam kết: “Đồng Nai sẽ cùng với các tỉnh thành còn lại khắc phục những hạn chế về môi trường trên sông Đồng Nai, nhất là những vấn đề mang tính chất liên vùng liên ngành”.

HÀ MI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt: Với vương miện quốc tế làm ăn chính đáng cũng giàu, giờ nhận kết đắng

Trước thông tin hoa hậu Thùy Tiên bị bắt tạm giam, nhiều bạn đọc bày tỏ tiếc nuối cho hình ảnh từng được yêu mến, song không ít ý kiến bức xúc, cho rằng người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi trục lợi từ sự tin tưởng của xã hội.

Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt: Với vương miện quốc tế làm ăn chính đáng cũng giàu, giờ nhận kết đắng

Từ vụ hoa hậu Thùy Tiên, trung tướng công an: Người nổi tiếng quảng cáo phải biết 'liêm sỉ'

Từ vụ hoa hậu Thùy Tiên, trung tướng Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh người nổi tiếng phải thấy trách nhiệm với chính bản thân, với danh tiếng, đạo đức xã hội.

Từ vụ hoa hậu Thùy Tiên, trung tướng công an: Người nổi tiếng quảng cáo phải biết 'liêm sỉ'

Kịp thời ngăn cụ ông 71 tuổi ở Vũng Tàu định chuyển gần 7 tỉ đồng cho nhóm lừa đảo qua điện thoại

Một ngân hàng và công an ở Vũng Tàu kịp thời phát hiện, kéo dài thời gian để ngăn chặn kịp một cụ ông 71 tuổi chuẩn bị chuyển gần 7 tỉ đồng cho nhóm lừa đảo qua điện thoại.

Kịp thời ngăn cụ ông 71 tuổi ở Vũng Tàu định chuyển gần 7 tỉ đồng cho nhóm lừa đảo qua điện thoại

Hoa hậu Thùy Tiên che giấu vai trò cổ đông trong phi vụ kẹo Kera thế nào?

Thời điểm mạng xã hội lan truyền nhiều tranh luận về hàm lượng chất xơ trong kẹo Kera, để tránh ảnh hưởng, hoa hậu Thùy Tiên đề nghị ký hợp đồng hợp thức quảng cáo nhằm loại bỏ vai trò cổ đông sáng lập.

Hoa hậu Thùy Tiên che giấu vai trò cổ đông trong phi vụ kẹo Kera thế nào?

Khám xét nơi ở của hoa hậu Thùy Tiên ở quận 4

Sáng 20-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã thực hiện lệnh khám xét tại nơi ở của hoa hậu Hòa bình quốc tế năm 2021 Nguyễn Thúc Thùy Tiên tại số 132 Bến Vân Đồn, quận 4, TP.HCM.

Khám xét nơi ở của hoa hậu Thùy Tiên ở quận 4

Hà Nội Metro xin lỗi vì khách đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông phải che ô vì nước chảy

Theo báo cáo kiểm tra ban đầu, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nước chảy ở khoang hành khách là do lỗi hệ thống điều khiển điều hòa không khí của đoàn tàu.

Hà Nội Metro xin lỗi vì khách đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông phải che ô vì nước chảy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar