16/09/2018 10:54 GMT+7

Sống 'ảo' đến quên đời thực

KHÔI NGUYÊN
KHÔI NGUYÊN

TTO - Lạm dụng mạng xã hội, ứng xử thiếu chừng mực trong thế giới ảo, nhiều người biến mình thành người khác lạ ở đời thực.

Sống ảo đến quên đời thực - Ảnh 1.

Mạng xã hội kết nối mọi người, người xa hóa gần. Nhưng thói quen khiến người thân xa cách nhau hơn...

Mạng ảo "giết" tình cảm thật

Cuối tuần, về nhà ông nội, cháu than đau tay. Nhìn tay, ông nghi cháu mình có thể bị gãy tay. Ông đưa cháu đi bệnh viện, đúng là cháu bị gãy xương cẳng tay phải nắn chỉnh, bó bột một tháng.

Ba mẹ cháu khẳng định: không thấy gì bất thường dù sáng đó khi tắm rửa thay quần áo mới, chuẩn bị đưa con về nội đã có chụp mấy tấm ảnh đăng lên mạng. Và bé bị té ngã gần một tuần.

Ông nội đã rất phiền lòng khi thấy những hình ảnh bố mẹ trẻ hay khoe con trên mạng xã hội, giờ thêm giận vì hình ảnh cháu khi làm các xét nghiệm, khi đau đớn nằm bệnh viện tiếp tục được lên mạng...

"Treo" nick trên mạng suốt ngày đâm nghiện không phải là hiện tượng cá biệt. Chuyện riêng chung gì cũng chia sẻ, cập nhật liên tục. Hỉ nộ ái ố xoay vần nhanh như chong chóng, mới đăng lời lẽ, hình ảnh vui vẻ, lát sau lại thấy than nẫu ruột!

Đi du lịch đâu cũng tường thuật, ăn món gì cũng chia sẻ hình ảnh. Nhiều khi lúc họ say sưa trên mạng cũng là lúc người thân, cha mẹ đang mong ngóng con ghé về (hoặc gọi điện hỏi thăm). Hình ảnh trên mạng và ngoài đời có khi rất khác. Người xung quanh thấy "hiện tượng" kỳ kỳ, người trong cuộc lại không nhận ra.

Thực tế nhiều người xa nhau bao năm, nhờ mạng xã hội mà tìm ra nhau. Người thân, họ hàng sống xa nhau, nhờ mạng duy trì mối quan hệ khắng khít, nồng thắm hơn. Nhưng ngược lại, mạng lại khiến người đang gần nhau xa nhau hơn.

Cuối tuần, ngày nghỉ ngơi, trong nhà mỗi người bận rộn với niềm riêng, với điện thoại của mình. Nhiều người không hài lòng khi người thân của mình liên tục chia sẻ cảm xúc, hình ảnh riêng lên mạng nhưng nhắc nhở nhiều lần không được, đành thôi. Mất quá nhiều thời giản sống "ảo" đã giết dần các mối quan hệ tình cảm thật ngoài đời.

"Đá xéo" trên mạng

Nhiều người từng "lạc" vào thế giới mạng của trẻ tuổi teen đã không khỏi bàng hoàng về cách trẻ nói về người lớn. Bị ba mẹ la rầy, thầy cô phê bình sẽ phản ứng trên mạng bằng ngôn từ than thân trách phận kiểu như: "Chén cơm chan đầy nước mắt", "Ba mẹ ruột như người dưng...".

Khi người thân góp ý hành vi của mình, nhiều người trẻ lên mạng xa gần về "mấy người nhiều chuyện".

Thậm chí có nhiều trường hợp ghi âm, ghi hình người lớn gửi lên mạng cho mọi người cùng nghe để giành phần đúng về mình. Chuyện này ở người lớn cũng nhiều.

Thay vì trao đổi trực tiếp, người ta dùng mạng xã hội công kích người khác. Nạn nhân có khi chính là người thân, ruột thịt, thầy cô... và lắm khi là những người không quen biết, không liên quan.

Thông tin trên mạng lan rất nhanh, trong khi cảm xúc con người có khi chỉ là nhất thời. Không suy nghĩ kỹ, chín chắn trước khi đăng tải, chia sẻ, các em gây rắc rối cho chính mình, gây tổn thương người khác.

Sống "ảo" cũng có chừng mực

Với mạng xã hội, nhiều người đang chìm đắm trong những mối quan hệ xa, những cuộc trò chuyện "bề mặt", quan tâm tranh cãi những chuyện bên ngoài (nhiều khi không liên quan, không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ).

Họ sẵn lòng buồn, vui cùng những người chưa từng gặp mặt mà bỏ qua tâm sự của đứa bạn thân, mà lơ là với cảm xúc người thân, bỏ qua cơ hội tạo nên những kỷ niệm, trải nghiệm cùng con cái và gia đình.

Khép lòng với người thân, nhiều người thể hiện hết mình ở môi trường "thị phi" trên mạng. Ứng xử trên mạng thể hiện trình độ nhận thức, giao tiếp, văn hóa, hình ảnh mỗi người trong mắt mọi người.

Nó có tạo ra hiệu ứng đám đông, lời tốt thu hút người tốt, lời xấu tạo cơ hội cho kẻ gian, suy nghĩ tiêu cực cũng ảnh hưởng đến đám đông.

Ứng xử trên mạng còn là chuyện đạo đức, từng phản hồi trên mạng có thể khích lệ, cổ vũ, động viên, chia sẻ; cũng có thể là dè bỉu, chà đạp... cả với người thân, bạn bè đến người xa lạ.

Dù trên mạng gọi là chốn sống "ảo" cũng rất cần sự chừng mực, là nơi để từng người thể hiện giá trị và sự hữu ích của mình. Và điều quan trọng hơn nữa, thế giới mạng - nơi bạn ghé đến hằng ngày với đủ cung bậc cảm xúc - không bao giờ quan trọng bằng đời thực, hành xử thực tế của mỗi người.

BAN MAI

TTO - "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", với sở thích đi du lịch, tôi xác định phải cho con đi nhiều để thấy đất trời rộng lớn, thiên nhiên tươi đẹp.

KHÔI NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quy định về hội nghị đối thoại với dân

Ít nhất mỗi năm một lần hoặc khi có ít nhất 10% tổng số cử tri của cấp xã yêu cầu hoặc trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương cấp xã tổ chức hội nghị đối thoại với nhân dân.

Quy định về hội nghị đối thoại với dân

Sản phẩm với 'hình ảnh mang tính minh họa', có đánh lừa người tiêu dùng?

Tôi mua gói bánh chà bông như trong ảnh. Bao bì thể hiện cái bánh rất ngon, rất dinh dưỡng với nhiều chà bông, nhưng về bóc ra thì bên trong chỉ có được dăm ba sợi.

Sản phẩm với 'hình ảnh mang tính minh họa', có đánh lừa người tiêu dùng?

Sẽ đánh giá công việc cán bộ, công chức theo bộ tiêu chí 100 điểm KPI

Sẽ có các nhóm tiêu chí gắn với số điểm KPI để xác định hiệu quả công việc của cán bộ, công chức.

Sẽ đánh giá công việc cán bộ, công chức theo bộ tiêu chí 100 điểm KPI

Kỳ vọng sự phản biện của Mặt trận Tổ quốc phường xã mới

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã bế mạc ngày 27-6 với việc thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều trong hiến pháp 2013. Trong đó có sửa đổi, bổ sung điều 9, khẳng định vai trò, vị thế mới của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ).

Kỳ vọng sự phản biện của Mặt trận Tổ quốc phường xã mới

Từ 1-7, cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn đóng bảo hiểm xã hội ra sao?

Theo quy định mới từ ngày 1-7, cán bộ không chuyên trách ở thôn, xã có phải đóng bảo hiểm xã hội không, mức đóng như thế nào?

Từ 1-7, cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn đóng bảo hiểm xã hội ra sao?

Cụ ông 77 tuổi ở Tây Ninh đi lạc hơn 70km, công an xã tìm được người thân đến đón lúc nửa đêm

Bị lẫn trí, ông B. đi lạc hơn 70km. Công an xã Thủ Thừa đã tìm được người nhà đến đón lúc nửa đêm.

Cụ ông 77 tuổi ở Tây Ninh đi lạc hơn 70km, công an xã tìm được người thân đến đón lúc nửa đêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar