01/12/2014 11:12 GMT+7

Sôi động thị trường mua quan bán chức Trung Quốc

ĐÔNG PHƯƠNG
ĐÔNG PHƯƠNG

TT - Mới đây, Hãng tin nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã gây bất ngờ lớn khi đăng một bài viết mô tả chi tiết các thủ đoạn mua quan bán chức tại quốc gia này.

Nguyên phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quân đội Trung Quốc Cốc Tuấn Sơn, người bị cáo buộc bán hàng trăm chức quan - Ảnh: THX

Trước đây, giới lãnh đạo và truyền thông Trung Quốc thường khẳng định tội tham nhũng xuất phát từ sự suy đồi đạo đức của “bộ phận không nhỏ” các cá nhân. Giải pháp là tống cổ các cá nhân đó ra khỏi hệ thống hoặc đưa họ ra trước vành móng ngựa.

Giới quan sát nhận định việc Tân Hoa xã đăng bài báo này cho thấy Bắc Kinh bắt đầu thừa nhận tham nhũng là căn bệnh của cả hệ thống.

Nguyên tắc của thị trường mua quan bán chức Trung Quốc rất đơn giản. Đó là số tiền “đầu tư” càng lớn, nguồn lợi từ chức tước càng nhiều.

Trên thị trường này, nguồn cung nằm trong tay những người nắm chức vụ quan trọng, đứng đầu một vùng hoặc các cơ quan nắm quyền điều động nhân sự. Đó là những “con hổ lớn”. Các quan chức cấp thấp hơn cũng bu vào để rỉa những phần còn sót lại.

Thị trường sôi động

Nghề mơ ước

Việc mua quan bán chức lý giải tại sao công chức luôn là một “nghề” đáng mơ ước tại Trung Quốc.

Ước tính 76,4% sinh viên tốt nghiệp ở Trung Quốc xem công chức là sự lựa chọn hoàn hảo. Trong khi đó tại Singapore, con số này là 2%. Tỉ lệ này vào khoảng 2% ở Mỹ và 3% ở Pháp.

Từ 10 năm nay, văn phòng làm việc của bí thư thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam Trương Tiếu Đông luôn tấp nập người ra vào. Các thuộc cấp của sếp Trương khi đến luôn đem theo vali hồ sơ nặng trịch và ra về tay không.

Cách thức nhận tiền của Trương rất đơn giản. Đó là tất cả phải là tiền mặt và địa điểm giao tiền ở văn phòng hoặc nhà riêng.

Theo Tân Hoa xã, các sếp chuyên hành nghề bán chức được chia thành ba loại.

Đầu tiên là loại “chuyên gợi ý”. Các quan chức típ này thường tung tin điều động nhân sự để nhá hàng cho cấp dưới. Sau khi gợi ý, họ chỉ việc ngồi ở nhà chờ cấp dưới tự đem tiền đến biếu.

Dạng thứ hai là “đạo đức giả”, ngoài miệng thì “thôi mà” (từ chối nhận tiền) nhưng trên thực tế lại “tha mồi” về đầy tổ.

Loại thứ ba là dạng sòng phẳng nhất, định giá chức quan, tiền trao cháo múc.

Ông La Ấm Quốc - cựu bí thư thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông - là tay bán chức chuyên nghiệp và định giá chức vụ theo độ “nóng”.

Chẳng hạn, chức vụ liên quan đến công nghệ có giá từ 200.000 NDT (32.500 USD), cấp huyện từ 2 triệu NDT (326.000 USD), cấp phó chủ tịch thành phố 10 triệu NDT (1,62 triệu USD). Thậm chí La còn tự định giá chức vụ bí thư thành phố của mình vào khoảng 100 triệu NDT (16,3 triệu USD).

Theo La, quan trường Trung Quốc là một cái chợ mua quan bán chức mà nếu không tham gia, người ta sẽ nhận thiệt thòi về phần mình. Không chỉ trong các cơ quan chính quyền, quân đội Trung Quốc cũng là một mảnh đất màu mỡ để kiếm tiền.

Nguyên phó chủ tịch Quân ủy trung ương Từ Tài Hậu và nguyên phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quân đội Cốc Tuấn Sơn bị cáo buộc buôn bán hàng trăm vị trí trong quân đội với giá từ 10 triệu NDT (khoảng 1,62 triệu USD).

Vay tiền mua ghế

Từ Đại hội Đảng lần thứ 18, Trung Quốc tiến hành bốn đợt thanh tra lớn trên 31 tỉnh thành toàn quốc và phát hiện các quan chức ở tám địa phương chạy tiền mua chức.

Có ba dạng mua chức là những người thèm khát thăng chức, những người muốn thuyên chuyển đến những nơi ngồi mát ăn bát vàng và những người muốn thâm nhập hệ thống công chức.

Một quan chức tại tỉnh Thiểm Tây tiết lộ có hai thời điểm thị trường mua quan bán chức trở nên rầm rộ nhất. Một là trước các kỳ đại hội, thời điểm quan trọng trong việc điều động nhân sự. Điều này có nghĩa là cứ mỗi năm năm, thị trường lại bùng nổ. Thời điểm thứ hai là lúc các sếp chuẩn bị nghỉ hưu hoặc lên chức.

Ba tuyệt chiêu sau đây thường được các quan áp dụng triệt để để mua chức. Đầu tiên “lấy cần câu nhử cá”, cứ cách một thời gian họ lại tặng quà và tỉ tê với lãnh đạo.

Thứ hai là “nịnh trong mọi hoàn cảnh”. Khi người thân sếp bệnh thì tặng quà, con sếp đi du học thì tặng tiền... Những người áp dụng cách này thường không bỏ qua bất kỳ khó khăn nào của lãnh đạo, khi cần họ luôn có mặt bên cạnh sếp.

Loại thứ ba là tấn công đối tượng dồn dập, dùng tiền khủng để mua chuộc lãnh đạo.

Để thăng tiến trên con đường hoạn lộ, Lý Thạch Quý không bỏ qua bất kỳ một dịp nào để hối lộ nguyên ủy viên thường vụ đảng ủy khu tự trị Nội Mông Vương Tố Nghị. Tổng cộng Lý đã hối lộ Vương 23 lần với số tiền hơn 1,2 triệu NDT (khoảng 195.000 USD).

Tân Hoa xã lý giải tiền mua quan được các quan chức cấp thấp xem như một món đầu tư. Đa số mượn tiền, mượn ngân hàng và huy động vốn từ các doanh nghiệp để mua chức. Một số quan chức khác tìm mọi cách tham nhũng để có tiền thăng tiến đến các chức vụ cao hơn.

Với các cách thức trên, những người mua chức có thể trả góp số tiền này hệt như người ta mua nhà. Số khác dùng chức quan mua được như một phương tiện đền đáp cho người trợ vốn.

ĐÔNG PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Philippines định mua 6 tàu khu trục gần 40 tuổi của Nhật Bản

Nhật Bản và Philippines đạt thỏa thuận mua bán 6 tàu khu trục lớp Abukuma đã phục vụ trong biên chế Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản gần 40 năm.

Philippines định mua 6 tàu khu trục gần 40 tuổi của Nhật Bản

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?

Hệ thống chính trị Mỹ không có chỗ cho một đảng lớn thứ ba, trong khi chính ông Musk có thể là nguồn cơn lớn khiến chính đảng mới thành lập của mình thất bại.

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?

Hezbollah tuyên bố 'không đầu hàng hay từ bỏ vũ khí' trước sức ép của Mỹ và Israel

Đặc phái viên Mỹ về Syria dự kiến sẽ tới thủ đô Beirut của Lebanon trong ngày 7-7 để thảo luận với giới chức nước chủ nhà về đề xuất giải giáp phong trào Hezbollah trước cuối năm nay.

Hezbollah tuyên bố 'không đầu hàng hay từ bỏ vũ khí' trước sức ép của Mỹ và Israel

Thủ tướng Israel bị sức ép biểu tình phải đạt thỏa thuận với Hamas

Hàng ngàn người Israel đã xuống đường biểu tình liên tiếp những ngày qua để yêu cầu chính phủ nhanh chóng đạt thỏa thuận giải cứu toàn bộ các con tin đang bị lực lượng Hamas cầm giữ.

Thủ tướng Israel bị sức ép biểu tình phải đạt thỏa thuận với Hamas

Bộ Công an Trung Quốc thông báo về phối hợp triệt phá các trung tâm lừa đảo ở Myanmar

Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 6-7 cho biết hơn 5.400 nghi phạm người Trung Quốc có liên quan đến gian lận viễn thông tại Myawaddy, Myanmar, đã được hồi hương từ đầu năm đến nay.

Bộ Công an Trung Quốc thông báo về phối hợp triệt phá các trung tâm lừa đảo ở Myanmar

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các hợp đồng mua sắm thiết bị y tế có giá trị trên 45 triệu NDT (6,3 triệu USD) từ Liên minh châu Âu (EU).

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar