09/10/2013 12:28 GMT+7

Sở GD-ĐT TPHCM: "Học từ 6g45 để phù hợp với giờ làm việc"

HOÀNG HƯƠNG thực hiện
HOÀNG HƯƠNG thực hiện

TTO - Trẻ thiếu ngủ là do thức khuya; Việc trẻ phải đi học sớm còn để phù hợp với giờ làm của phụ huynh. Đó là những ý kiến của bà Trần Thị Kim Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM.

Phóng to
Trẻ muốn mau lớn thành người phải ngủ đủ chất và lượng. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa - Ảnh: Minh Đức
Bà Trần Thị Kim Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM

* Có ý kiến cho rằng: trẻ em ở thành phố hiện đang thiếu ngủ vì phải đi học quá sớm. Bà nghĩ như thế nào về vấn đề này?

- Về mặt sinh học, trẻ thiếu ngủ có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do thức khuya.

Hiện nay, nhiều phụ huynh chiều con, để các em chơi game khuya, xem phim, xem tivi, đọc truyện và đi ngủ trễ làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của trẻ.

Trẻ tiểu học thường không có áp lực bài vở (không chấm điểm) nên các em chẳng có lý do gì để phải thức khuya gây ảnh hưởng đến việc dậy đi học vào buổi sáng.

Từ trước đến nay, các khuyến cáo y tế đều chỉ nêu việc nên cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc chứ không ai nói nên cho trẻ dậy trễ.

Các trường mầm non và tiểu học thực hiện việc tập thể dục buổi sáng theo chương trình của Bộ GD&ĐT cũng như nhằm giúp trẻ rèn luyện thói quen tốt để giữ gìn sức khỏe, tạo tâm lý thoải mái trước khi bước vào một ngày học tập, vui chơi là một nội dung rất nên khuyến khích.

Ngoài ra, việc trẻ mệt mỏi, có dấu hiệu buồn ngủ còn liên quan đến nhiều vấn đề khác như dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt,...

* Sở GD-ĐT TPHCM có thể cho biết lý do tại sao lại ấn định giờ vào học buổi sáng của học sinh là 6g45? (trong khi ở nhiều trường mới 10g30 học sinh đã ăn cơm trưa)?

- Theo phương án lệch ca, lệch giờ nhằm tránh ùn tắc giao thông, Sở GD&ĐT đã qui định giờ đi học như sau:

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Ngành học

Thời gian thực hiện trước năm học 2006 - 2007

Thời gian đã đề nghị điều chỉnh từ năm học 2006 – 2007 đến nay 2012

Giờ học

Giờ về

Giờ học

Giờ về

Mầm non

Sáng: 7g30’

Chiều:16g00’

Sáng: 7g30’

Chiều: 16g00’

Tiểu học

Sáng : 7g00’

Chiều: 13g00’

Sáng: 11g00’

Chiều: 16g30’

Sáng : 7g00’

Chiều: 13g15’

Sáng: 11g00’

Chiều:16g45’

Trung học

cơ sở

Sáng : 7g00’

Chiều:13g00’

Sáng: 11g15’

Chiều: 17g00’

Sáng : 7g15’

Chiều: 13g15’

Sáng: 11g30’

Chiều: 17g15’

Trung học

phổ thông

Sáng : 6g45’

Chiều: 12g45’

Sáng: 11g15’

Chiều:17g15’

Sáng : 7g00’

Chiều:13g00’

Sáng: 11g30’

Chiều: 17g30’

Ngoài ra, tùy từng địa bàn cụ thể (có các trường gần nhau trên cùng một tuyến đường) có thể chủ động phối hợp để điều chỉnh giờ học cho hợp lý. Việc bố trí lệch ca, lệch giờ như trên được đánh giá là góp phần làm giảm ùn tắc giao thông, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Đối với trẻ tiểu học, đa phần phụ huynh phải đưa đón con em đến trường nên giờ đi học cũng phải thuận tiện để phụ huynh đưa con đi học rồi đi làm. Phụ huynh đưa con đến trường rồi đến cơ quan kịp 7g30 theo qui định của giờ làm việc hành chính.

Riêng với trường hợp có trường tổ chức ăn sớm (10g30) là không phù hợp với nhịp sinh học của trẻ, phụ huynh có quyền ý kiến đề nghị lãnh đạo nhà trường điều chỉnh cho phù hợp hơn.

* Bà nghĩ sao khi nhiều phụ huynh đề nghị nên thay đổi giờ học, giờ làm?

- Việc ý kiến điều chỉnh chỉ là một bộ phận phụ huynh. Bên cạnh đó, cần phải phù hợp với giờ làm việc. Hiện nay, đa số phụ huynh đều phải đưa đón con em. Nếu điều chỉnh thì phải cả một hệ thống chứ không thể chỉ là giáo dục. Bên cạnh đó, cần có ý kiến của các chuyên gia, nhất là về mảng y tế để phù hợp.

Để đảm bảo sức khỏe của học sinh nên bắt đầu từ chính gia đình với việc cho con em ăn uống đầy đủ, ngủ sớm, đủ giấc, tránh các tác động đến giấc ngủ của trẻ (mở tivi ồn, mở đèn, nói chuyện,... khi trẻ đang ngủ).

Tập thói quen ngủ sớm cho trẻ là hướng đi hợp lý.

Bạn có đồng ý với quan điểm của Sở GDĐT TP.HCM về trách nhiệm chính trong việc thiếu ngủ của con em là do gia đình đang tạo thói quen cho trẻ ngủ trễ? Theo bạn, khung giờ học (như bảng trên), là phù hợp tại TP.HCM? Nếu có kiến nghị điều chỉnh giờ học, bạn sẽ điều chỉnh theo hướng nào? Ngoài ra, theo bạn, cần khắc phục những vấn đề nào nữa để con, em chúng ta ngủ đủ giấc?

Hãy chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online qua địa chỉ [email protected] hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

.

HOÀNG HƯƠNG thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phân hiệu Trường đại học Bách khoa TP.HCM xây trên khu đất 4,3ha ở nam Nha Trang

Tỉnh Khánh Hòa phê duyệt nơi xây dựng phân hiệu Trường đại học Bách khoa TP.HCM tại Nha Trang.

Phân hiệu Trường đại học Bách khoa TP.HCM xây trên khu đất 4,3ha ở nam Nha Trang

Dự kiến hiệu trưởng cấp bằng tốt nghiệp THPT, bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS, đồng thời giao hiệu trưởng trường THPT cấp bằng tốt nghiệp THPT thay vì sở giáo dục và đào tạo.

Dự kiến hiệu trưởng cấp bằng tốt nghiệp THPT, bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Bốn học sinh Việt Nam giành huy chương vàng, bạc kỳ thi hóa học 'khó nhất hành tinh'

Bốn học sinh Việt Nam dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev, được mệnh danh là 'kỳ thi hóa học khó nhất hành tinh', giành được hai huy chương vàng và hai huy chương bạc.

Bốn học sinh Việt Nam giành huy chương vàng, bạc kỳ thi hóa học 'khó nhất hành tinh'

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

Hà Trọng Bách, lớp 12B15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Tân Phú, TP.HCM, đã giành hai giải nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn toán và giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025.

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

Đuổi học 1 tuần 2 nữ sinh đánh và làm nhục bạn học cùng trường

Hai nữ sinh lớp 7 tại Tiền Giang đã hẹn 1 nữ sinh lớp 8 cùng trường đến nói chuyện rồi xúm vào đánh và có hành vi làm nhục em này, quay video đăng lên mạng xã hội.

Đuổi học 1 tuần 2 nữ sinh đánh và làm nhục bạn học cùng trường

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ rút ngắn bậc cử nhân xuống 2,5 - 3 năm, có thể liên thông thẳng tiến sĩ

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ triển khai mô hình đào tạo cử nhân quốc tế rút gọn từ 4 năm xuống còn 3 năm, thậm chí 2,5 năm, tích hợp trí tuệ nhân tạo, công nghệ số và liên thông thẳng tiến sĩ.

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ rút ngắn bậc cử nhân xuống 2,5 - 3 năm, có thể liên thông thẳng tiến sĩ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar